Nằm trên núi Giáp Sơn thuộc huyện Thạch Môn, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, chùa Giáp Sơn được cho là xây dựng vào thời nhà Đường. Vào một đêm cách đây khoảng 300 năm, các nhà sư đã mang theo 48 quan tài rồi lặng lẽ biến mất.
Sự việc này khiến nhiều người tò mò danh tính của những thi hài được đặt trong 48 cỗ quan tài. Bành Trạch Lâm là một viên kiểm lâm sống dưới chân núi Giáp Sơn đã sớm nghe đến câu chuyện này và muốn làm sáng tỏ sự việc.
Trong suốt nhiều năm, Bành Trạch Lâm đã tìm kiếm khắp núi Giáp Sơn và phát hiện hàng chục ngôi mộ giả. Ông cho rằng trên núi có nhiều mộ giả như vậy cho thấy danh tính người được chôn cất không hề tầm thường. Đồng hành cùng ông Bành đi tìm lời giải là người phụ trách bảo tàng huyện Thạch Môn, ông Long Tây Bân.
Vào cuối năm 1980, Bành Trạch Lâm lên núi kiểm tra sau khi huyện Thạch Môn trải qua một trận tuyết hiếm thấy. Theo đó, ông phát hiện hiện tượng lạ là nhiều nơi trên dốc tuyết tan rất nhanh, kèm theo hơi nước trắng xóa liên tục bốc lên.
Với trí tò mò, ông Bành lấy dụng cụ đào sâu xuống mặt đất và tìm thấy một chậu màu xanh trắng trang trí tinh xảo. Cho rằng đây có thể là mộ thật nên ông nhanh chóng báo cho ông Long Tây Bân. Theo đó, ông Long dẫn theo một đội khảo cổ tới hiện trường để khảo sát, tiến hành cuộc khai quật.
Theo đó, họ phát hiện khu mộ gồm có 3 ngôi mộ cạnh nhau. Bên trong mỗi ngôi mộ có nhiều vật quý giá dù có dấu vết của trộm mộ từng đột nhập.
Nhóm chuyên gia kiểm tra các bức chạm khắc đá trong lăng mộ và nhìn thấy câu đối: "Thân đeo Bắc Đẩu, đầu đội Tam Đài". Thời xưa, sao Bắc Đẩu luôn được coi là hiện thân của hoàng đế. Ngoài ra, họ còn phát hiện những họa tiết rồng phượng trong mộ cổ.
Tiếp đến, nhóm khảo cổ phát hiện ra một huy chương đồng có khắc 4 ký tự "Phụng Thiên Ngọc Chiếu". Từ đây, danh tính chủ nhân khu mộ được xác định là hòa thượng Sấm Vương Lý Tự Thành. Theo sử sách, vị hòa thượng này đã lãnh đạo cuộc nổi dậy nhân dân, lật đổ vua Sùng Trinh và đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Minh.
Sau khi lật đổ nhà Minh, Lý Tự Thành xưng đế và sống trong Tử Cấm Thành. Tuy chỉ chiếm đóng Bắc Kinh được 42 ngày và làm hoàng đế chưa đầy 1 ngày nhưng theo truyền thống, ông vẫn được phép sử dụng hoa văn rồng phượng dành cho bậc đế vương.
Sau khi Lý Tự Thành qua đời, để tránh việc ngôi mộ của ông bị kẻ trộm xâm phạm, gia đình và thuộc hạ đã dựng 48 ngôi mộ chứa quan tài giả. Việc tìm thấy mộ thật của Lý Tự Thành trên núi Giáp Sơn đã trở thành khám phá quan trọng trong giới khảo cổ Trung cổ.
Mời độc giả xem video: Thứ duy nhất trong mộ cổ mà đạo chích cũng không dám động tay vào.
Tâm Anh (TH)