Thay đổi khủng khiếp, ma cà rồng trong văn học trở nên... lãng mạn

Ma cà rồng từng xuất hiện trong văn học với hình ảnh ma quái, đáng sợ, chuyên hút máu người. Tuy nhiên, theo thời gian hình tượng ma cà rồng đã có sự biến chuyển thành những nhân vật có nội tâm, lãng mạn, tốt bụng.

Các tiểu thuyết lấy chủ đề ma cà rồng vẫn luôn thu hút trí tưởng tượng của độc giả. Hình tượng ma cà rồng đã đưa nhiều tác phẩm viết về chủ đề này trở nên kinh điển.

Các tiểu thuyết lấy chủ đề ma cà rồng vẫn luôn thu hút trí tưởng tượng của độc giả. Hình tượng ma cà rồng đã đưa nhiều tác phẩm viết về chủ đề này trở nên kinh điển.

Vào các thế kỷ XVII và XVIII, cơn sốt hoảng sợ ma cà rồng lan khắp Châu Âu. Nhiều người kể rằng họ nhìn thấy người chết sống lại đi khắp nơi tấn công người sống. Từ đó thế giới ma cà rồng đi vào hội họa, văn chương.

Vào các thế kỷ XVII và XVIII, cơn sốt hoảng sợ ma cà rồng lan khắp Châu Âu. Nhiều người kể rằng họ nhìn thấy người chết sống lại đi khắp nơi tấn công người sống. Từ đó thế giới ma cà rồng đi vào hội họa, văn chương.

Năm 1819, tác phẩm The Vampyre (1819) xuất hiện nhanh chóng nổi tiếng bởi chủ đề ma cà rồng. Đến 1897, nhà văn Ireland Bram Stoker viết tiểu thuyết Dracula mới thực sự tạo ra một cơn sốt về ma cà rồng. Câu chuyện về bá tước Dracula ăn tối bằng máu người thực sự gây sợ hãi.

Năm 1819, tác phẩm The Vampyre (1819) xuất hiện nhanh chóng nổi tiếng bởi chủ đề ma cà rồng. Đến 1897, nhà văn Ireland Bram Stoker viết tiểu thuyết Dracula mới thực sự tạo ra một cơn sốt về ma cà rồng. Câu chuyện về bá tước Dracula ăn tối bằng máu người thực sự gây sợ hãi.

Sau này rất nhiều tác phẩm viết về ma cà rồng ra đời. Điều dễ nhận thấy trong các tác phẩm này là không khí quái dị, kinh sợ gây choáng ngợp cho người đọc. Cùng với đó là hình ảnh ma cà rồng bất lương, chuyên đi hút máu người.

Sau này rất nhiều tác phẩm viết về ma cà rồng ra đời. Điều dễ nhận thấy trong các tác phẩm này là không khí quái dị, kinh sợ gây choáng ngợp cho người đọc. Cùng với đó là hình ảnh ma cà rồng bất lương, chuyên đi hút máu người.

Tuy nhiên, từ những năm 1980, 1990, bên cạnh những ma ca rồng chuyên hút máu, nhiều nhà văn đã chuyển ma cà rồng sang hình ảnh quyến rũ, gợi cảm, có đời sống nội tâm phong phú, thậm chí là tốt bụng.

Tuy nhiên, từ những năm 1980, 1990, bên cạnh những ma ca rồng chuyên hút máu, nhiều nhà văn đã chuyển ma cà rồng sang hình ảnh quyến rũ, gợi cảm, có đời sống nội tâm phong phú, thậm chí là tốt bụng.

Trong tác phẩm Interview with the Vampire (Phỏng vấn ma cà rồng), tuy ma cà rồng có những quyền năng phi thường nhưng họ lại có một cuộc đời bình thường với những khát vọng rất đỗi bình dị, những nỗi đau, mất mát và cả hối hận có thể dày vò họ suốt hàng thế kỷ dài đằng đẵng. Một xã hội ma cà rồng gần gũi phảng phất chút huyền bí…

Trong tác phẩm Interview with the Vampire (Phỏng vấn ma cà rồng), tuy ma cà rồng có những quyền năng phi thường nhưng họ lại có một cuộc đời bình thường với những khát vọng rất đỗi bình dị, những nỗi đau, mất mát và cả hối hận có thể dày vò họ suốt hàng thế kỷ dài đằng đẵng. Một xã hội ma cà rồng gần gũi phảng phất chút huyền bí…

Chuỗi tiểu thuyết Twilight (Chạng vạng) phát hành từ 2005 – 2008 cũng mang đến cho khán giả một hình tượng ma cà rồng mới của thế kỉ 21. Theo tác phẩm, ma cà rồng Edward được cha nuôi của mình biến hóa vào năm 1918 nhằm cứu cậu khỏi dịch sốt Tây Ban Nha. Ngoài ra, cả gia đình ma cà rồng của Edward từ chối sử dụng máu người.

Chuỗi tiểu thuyết Twilight (Chạng vạng) phát hành từ 2005 – 2008 cũng mang đến cho khán giả một hình tượng ma cà rồng mới của thế kỉ 21. Theo tác phẩm, ma cà rồng Edward được cha nuôi của mình biến hóa vào năm 1918 nhằm cứu cậu khỏi dịch sốt Tây Ban Nha. Ngoài ra, cả gia đình ma cà rồng của Edward từ chối sử dụng máu người.

Việc “người hóa” ma cà rồng không chỉ diễn ra trong văn chương mà còn diễn ra trên màn ảnh rộng. Những bộ phim kinh dị về các ma cà rồng chuyên đi hút máu người đã thưa vắng, thay vào đó là hình ảnh ma cà rồng có phong cách, nội tâm, tốt bụng, hào hiệp.

Việc “người hóa” ma cà rồng không chỉ diễn ra trong văn chương mà còn diễn ra trên màn ảnh rộng. Những bộ phim kinh dị về các ma cà rồng chuyên đi hút máu người đã thưa vắng, thay vào đó là hình ảnh ma cà rồng có phong cách, nội tâm, tốt bụng, hào hiệp.

Nhân vật ma cà rồng Angel trong bộ phim truyền hình Mỹ “Buffy the Vampire Slayer” (1997-2003) đại diện cho hình mẫu ma ca rồng có tâm lý phức tạp. Sau khi gây ra biết bao tội ác suốt hơn một thế kỷ, phần con người của Angel được hồi phục và anh ta phải trải qua những mặc cảm tội lỗi khủng khiếp.

Nhân vật ma cà rồng Angel trong bộ phim truyền hình Mỹ “Buffy the Vampire Slayer” (1997-2003) đại diện cho hình mẫu ma ca rồng có tâm lý phức tạp. Sau khi gây ra biết bao tội ác suốt hơn một thế kỷ, phần con người của Angel được hồi phục và anh ta phải trải qua những mặc cảm tội lỗi khủng khiếp.

Thậm chí trong phim Dark Shadows (Lời nguyền bóng đêm), Barnabas Collins, một ma cà rồng bị cầm tù suốt 200 năm xuất hiện theo cách rất dí dỏm, hài hước. Sau khi được giải thoát, ông ta nhận thấy mình đang ở thập kỷ 1970 và gặp những con cháu của mình đang sống trong cảnh khốn khó.

Thậm chí trong phim Dark Shadows (Lời nguyền bóng đêm), Barnabas Collins, một ma cà rồng bị cầm tù suốt 200 năm xuất hiện theo cách rất dí dỏm, hài hước. Sau khi được giải thoát, ông ta nhận thấy mình đang ở thập kỷ 1970 và gặp những con cháu của mình đang sống trong cảnh khốn khó.

Mời độc giả xem video:Nhiều người vẫn thờ ơ với an toàn lao động. Nguồn: VTV24.

Sơn Hà

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/sach-hay/thay-doi-khung-khiep-ma-ca-rong-trong-van-hoc-tro-nen-lang-man-1528763.html