Thấy gì khi Nga dùng tên lửa diệt hạm khổng lồ để đánh mục tiêu mặt đất?

Việc Nga dùng tên lửa diệt hạm khổng lồ 3M44 Progres để đánh mục tiêu mặt đất cho thấy có thể Moscow đã không có đủ tên lửa hành trình tấn công đất, cũng như tên lửa đạn đạo chuyên dụng khi xung đột tại Ukraine tiếp tục kéo dài.

Tên lửa diệt hạm 3M44 Progres có kích thước rất đồ sộ với chiều dài 10,2m, đường kính thân gần 1m, sải cánh 2,6m, trọng lượng phóng 4,2 tấn.

3M44 Progres là tên lửa hành trình diệt hạm được phát triển trong những năm 1950, được đưa vào sử dụng năm 1962.

Tùy vào từng phiên bản, tầm hoạt động của 3M44 Progres có thể dao động từ 300 - 450 km, tốc độ 1.800 - 2.200 km/h.

Tên lửa sử dụng phương thức dẫn đường quán tính, có hiệu chỉnh trong giai đoạn đầu kết hợp với radar chủ động ở giai đoạn cuối.

Sau khi phóng, tên lửa cập nhật tham số mục tiêu thông qua máy bay trinh sát hoặc tiêm kích để tăng độ chính xác.

3M44 Progres có độ cao hành trình 100 - 400 m, giai đoạn cuối hạ thấp độ cao xuống dưới 100 m.

Nếu phóng theo loạt nhiều quả, một tên lửa sẽ bay cao để dùng radar phát hiện mục tiêu và chia sẻ dữ liệu cho các quả đạn bay thấp hơn.

Trong giai đoạn lao đến đích, tên lửa sẽ hạ độ cao xuống 25-100 m để tránh radar phòng không, hạn chế thời gian phản ứng và khả năng đánh chặn của đối phương.

Mỗi quả đạn được trang bị đầu đạn nổ mạnh nặng 560 kg hoặc đầu đạn hạt nhân hàng chục kiloton, đủ sức phá hủy nhiều loại chiến hạm, kể cả tàu sân bay và tàu đổ bộ hạng nặng, nếu đánh trúng đích.

Động năng lớn và lượng nhiên liệu dư thừa sau chuyến bay cũng có thể gây thiệt hại nặng tại khu vực mục tiêu.

3M44 Progres ngoài trang bị trên xe phóng di động, chúng còn là vũ khí chính của hệ thống phòng thủ bờ biển Utyos được Liên Xô gắn cố định và đưa vào vận hành năm 1973.

Tổ hợp Utyos được thiết kế nhằm bảo vệ bán đảo Crimea và căn cứ hải quân chiến lược Sevastopol, cũng như phong tỏa một phần Biển Đen khi xung đột nổ ra.

Tổ hợp Utyos được thiết kế nhằm bảo vệ bán đảo Crimea và căn cứ hải quân chiến lược Sevastopol, cũng như phong tỏa một phần Biển Đen khi xung đột nổ ra.

Các tổ hợp tên lửa này chủ yếu được bố trí trong lòng núi để tránh đòn tấn công phủ đầu của đối phương.

Các tổ hợp tên lửa này chủ yếu được bố trí trong lòng núi để tránh đòn tấn công phủ đầu của đối phương.

Sau khi Liên Xô tan rã, một hệ thống Utyos nằm tại lãnh thổ do Ukraine quản lý và bị bỏ hoang.

Sau khi Liên Xô tan rã, một hệ thống Utyos nằm tại lãnh thổ do Ukraine quản lý và bị bỏ hoang.

Quá trình khôi phục tổ hợp này bắt đầu từ năm 2014, sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, và chúng được bắn thử đợt đầu tiên vào đầu năm 2017.

Hiện Nga bắt đầu sử dụng tên lửa diệt hạm 3M44 Progres hoán cải thành vũ khí đối đất để tấn công mục tiêu ở Ukraine.

Hiện Nga bắt đầu sử dụng tên lửa diệt hạm 3M44 Progres hoán cải thành vũ khí đối đất để tấn công mục tiêu ở Ukraine.

Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội hôm 18/1 cho thấy xác tên lửa được nhận định là mẫu 3M44 Progres của Nga rơi xuống Ukraine

Hình ảnh xuất hiện trên mạng xã hội hôm 18/1 cho thấy xác tên lửa được nhận định là mẫu 3M44 Progres của Nga rơi xuống Ukraine

Chưa rõ tên lửa được khai hỏa từ xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL) hay tổ hợp Utyos cố định nằm tại khu vực Balaklava trên bán đảo Crimea.

Chưa rõ tên lửa được khai hỏa từ xe chở đạn kiêm bệ phóng (TEL) hay tổ hợp Utyos cố định nằm tại khu vực Balaklava trên bán đảo Crimea.

Giới phân tích quân sự cho rằng, Nga đang sử dụng các tên lửa không tiêu chuẩn để tấn công mục tiêu mặt đất.

Giới phân tích quân sự cho rằng, Nga đang sử dụng các tên lửa không tiêu chuẩn để tấn công mục tiêu mặt đất.

Nguyên nhân của việc này có thể là do thiếu hụt tên lửa hành trình tấn công mặt đất và tên lửa đạn đạo chuyên dụng.

Nguyên nhân của việc này có thể là do thiếu hụt tên lửa hành trình tấn công mặt đất và tên lửa đạn đạo chuyên dụng.

Mặt khác Nga đã gặp những khó khăn trong sản xuất tên lửa mới trước áp lực của các biện pháp trừng phạt phương Tây.

Mặt khác Nga đã gặp những khó khăn trong sản xuất tên lửa mới trước áp lực của các biện pháp trừng phạt phương Tây.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thay-gi-khi-nga-dung-ten-lua-diet-ham-khong-lo-de-danh-muc-tieu-mat-dat-post565115.antd