Thấy thú lạ khi đào giếng, dân làng hốt hoảng: 'Báo chính quyền ngay!'

Phát hiện một con vật có hình thù kỳ lạ khi đang đào giếng, người đàn ông bèn đăng lên hỏi cư dân mạng nhưng lại nhận được câu trả lời gây hốt hoảng.

Trên mạng xã hội những ngày qua xôn xao clip ghi lại cảnh một người đàn ông trong lúc đào giếng đã phát hiện một con vật khá đặc biệt. Vì thấy quá kỳ lạ, anh này đã quay lại video và đăng tải lên mạng xã hội để hỏi về danh tính sinh vật này.

Trên mạng xã hội những ngày qua xôn xao clip ghi lại cảnh một người đàn ông trong lúc đào giếng đã phát hiện một con vật khá đặc biệt. Vì thấy quá kỳ lạ, anh này đã quay lại video và đăng tải lên mạng xã hội để hỏi về danh tính sinh vật này.

Dân mạng cũng thi nhau đưa ra dự đoán về loài động vật này, trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đây là loài tê tê - loài vật loài vật vô cùng quý hiếm và đang được bảo tồn, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam 2007 và cấm tiêu thụ dưới mọi hình thức.

Dân mạng cũng thi nhau đưa ra dự đoán về loài động vật này, trong đó, nhiều ý kiến cho rằng đây là loài tê tê - loài vật loài vật vô cùng quý hiếm và đang được bảo tồn, đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam 2007 và cấm tiêu thụ dưới mọi hình thức.

Do đó, nhiều cư dân mạng khuyên người đàn ông nên báo cho chính quyền khi phát hiện loài động vật này, để có hướng xử lý phù hợp.

Do đó, nhiều cư dân mạng khuyên người đàn ông nên báo cho chính quyền khi phát hiện loài động vật này, để có hướng xử lý phù hợp.

Hiện trên thế giới còn có khoảng 8 loài tê tê đang tồn tại, còn một số loài đã bị tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa hơn 80 triệu năm qua. 4 trong số đó sinh sống tại châu Á: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và đảo Palawan (Philippines), trong khi 4 loài còn lại phân bố tại châu Phi.

Hiện trên thế giới còn có khoảng 8 loài tê tê đang tồn tại, còn một số loài đã bị tuyệt chủng trong quá trình tiến hóa hơn 80 triệu năm qua. 4 trong số đó sinh sống tại châu Á: Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ và đảo Palawan (Philippines), trong khi 4 loài còn lại phân bố tại châu Phi.

Tê tê trở thành loài động vật có vú bị săn bắt, buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Loài này có thể sẽ theo dấu chân tuyệt chủng của tê giác ở Việt Nam nếu không được bảo vệ.

Tê tê trở thành loài động vật có vú bị săn bắt, buôn lậu nhiều nhất trên thế giới. Loài này có thể sẽ theo dấu chân tuyệt chủng của tê giác ở Việt Nam nếu không được bảo vệ.

Việt Nam có hai loài tê tê: tê tê vàng (Manis pentadactyla) và tê tê Java (Manis javanica). Cả hai loài tê tê đều được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép tê tê là vi phạm pháp luật.

Việt Nam có hai loài tê tê: tê tê vàng (Manis pentadactyla) và tê tê Java (Manis javanica). Cả hai loài tê tê đều được bảo vệ ở mức độ cao nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi hành vi săn bắt, buôn bán, nuôi nhốt trái phép tê tê là vi phạm pháp luật.

Vào năm 2012, nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã chọn loài tê tê Sunda (một loài tê tê phân bố khắp khu vực Đông Nam Á) là một trong 10 loài vật mà ông muốn giải cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhất.

Vào năm 2012, nhà tự nhiên học người Anh David Attenborough đã chọn loài tê tê Sunda (một loài tê tê phân bố khắp khu vực Đông Nam Á) là một trong 10 loài vật mà ông muốn giải cứu khỏi nguy cơ tuyệt chủng nhất.

Tê tê là loài động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy. Bộ vảy của loài tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của con người, sừng tê giác hay móng các loài chim... Bộ vảy sừng chiếm đến 20% trọng lượng của loài vật này.

Tê tê là loài động vật có vú duy nhất trên thế giới có vảy. Bộ vảy của loài tê tê có thành phần chính là keratin, tương tự như móng tay của con người, sừng tê giác hay móng các loài chim... Bộ vảy sừng chiếm đến 20% trọng lượng của loài vật này.

Những chiếc vảy rất cứng có thể bảo vệ tê tê khỏi các loài thú săn mồi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta lại sấy khô và nướng vảy tê tê vì tin rằng chúng có thể chữa bệnh bại liệt, kích thích tăng tiết sữa cho phụ nữ... Vì lí do đó, giá của vảy tê tê trên thị trường chợ đen lên đến hơn 3.000 USD/kg.

Những chiếc vảy rất cứng có thể bảo vệ tê tê khỏi các loài thú săn mồi. Tuy nhiên, trong y học cổ truyền Trung Quốc, người ta lại sấy khô và nướng vảy tê tê vì tin rằng chúng có thể chữa bệnh bại liệt, kích thích tăng tiết sữa cho phụ nữ... Vì lí do đó, giá của vảy tê tê trên thị trường chợ đen lên đến hơn 3.000 USD/kg.

Ngoài con người, kẻ thù chính của tê tê là sư tử, hổ và báo. Tuy nhiên, khi đối mặt với những loài vật này, tê tê chỉ cần cuộn tròn người lại. Ngay cả sư tử, với bộ hàm chắc khỏe, cũng không làm gì nổi lớp vảy cứng của tê tê.

Ngoài con người, kẻ thù chính của tê tê là sư tử, hổ và báo. Tuy nhiên, khi đối mặt với những loài vật này, tê tê chỉ cần cuộn tròn người lại. Ngay cả sư tử, với bộ hàm chắc khỏe, cũng không làm gì nổi lớp vảy cứng của tê tê.

Khi bị đe dọa, tê tê thường cuộn tròn mình lại như một quả bóng hoặc nếu cần, chúng sẽ tấn công kẻ thù bằng chiếc đuôi sắc nhọn của mình. Ngoài ra, tê tê còn có thể tiết ra một loại acid chứa chất độc từ các tuyến gần hậu môn, tương tự loài chồn hôi.

Khi bị đe dọa, tê tê thường cuộn tròn mình lại như một quả bóng hoặc nếu cần, chúng sẽ tấn công kẻ thù bằng chiếc đuôi sắc nhọn của mình. Ngoài ra, tê tê còn có thể tiết ra một loại acid chứa chất độc từ các tuyến gần hậu môn, tương tự loài chồn hôi.

Trong số 8 loài tê tê, chỉ có loài tê tê đuôi dài sinh sống tại Tây và Trung Phi, là hoạt động vào ban ngày, các loài còn lại sống về đêm. Vì đặc điểm này, chúng có đôi mắt rất nhỏ. Điều này có nghĩa là thị lực của loài tê tê rất kém. Do đặc điểm này, loài tê tê chủ yếu dùng chiếc lưỡi của mình đánh hơi các tổ kiến và ụ mối.

Trong số 8 loài tê tê, chỉ có loài tê tê đuôi dài sinh sống tại Tây và Trung Phi, là hoạt động vào ban ngày, các loài còn lại sống về đêm. Vì đặc điểm này, chúng có đôi mắt rất nhỏ. Điều này có nghĩa là thị lực của loài tê tê rất kém. Do đặc điểm này, loài tê tê chủ yếu dùng chiếc lưỡi của mình đánh hơi các tổ kiến và ụ mối.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/thay-thu-la-khi-dao-gieng-dan-lang-hot-hoang-bao-chinh-quyen-ngay-1656188.html