Thế giới khó đạt được mục tiêu của thỏa thuận Paris 2015

Cơ quan Dịch vụ Biến đổi Khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết, tháng 7/2023 thiết lập kỷ lục tháng nóng nhất trong 120.000 năm. Các nhà khoa học nhận định, tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ vượt xa mức giới hạn 1,5 độ C được đặt mục tiêu theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu ký năm 2015.

Nhiệt độ trong 23 ngày đầu tiên của tháng 7 đạt trung bình là 16,95 độ C, cao hơn 0,32 độ C so với tháng 7/2019. Nhận định về kỷ lục nắng nóng được các nhà khoa học nghiên cứu và so sánh với các dữ liệu khí hậu từ nhiều thiên niên kỷ trước, dựa trên vòng cây, rạn san hô và lõi trầm tích biển sâu.

Tình trạng ấm lên toàn cầu sẽ vượt xa mức giới hạn 1,5 độ C trong khi chính phủ các nước vẫn chưa triển khai các chính sách để đảm bảo đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu. Đây là đánh giá của tân chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc (LHQ).

Ông Skea cho rằng đây là thời điểm để chính phủ các nước đầu tư quy mô lớn hơn vào năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đồng thời chấm dứt đầu tư vào nguyên liệu hóa thạch. Tân chủ tịch IPCC cũng cho rằng thế giới sẽ cần phát triển nhiều giải pháp công nghệ hơn nữa để thu hồi và lưu giữ CO2, nhằm giảm phát thải khí nhà kính gây nên tình trạng ấm lên toàn cầu.

Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chi tiết!

Vân Hương

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/the-gioi-kho-dat-duoc-muc-tieu-cua-thoa-thuan-paris-2015-184404.htm