Thế giới sắp đối mặt rắc rối lớn khi tầng bình lưu co lại

Khí thải từ hoạt động của con người đang gây ảnh hưởng lớn tới bầu khí quyển của Trái đất. Cụ thể, các nhà khoa học phát hiện tầng bình lưu đã mỏng đi 400 m từ năm 1980.

 Nghiên cứu mới nhất về tầng bình lưu trên quy mô toàn cầu cho thấy hiện tượng ngày càng mỏng đi khoảng 400m từ năm 1980 đến nay.

Nghiên cứu mới nhất về tầng bình lưu trên quy mô toàn cầu cho thấy hiện tượng ngày càng mỏng đi khoảng 400m từ năm 1980 đến nay.

Các nhà nghiên cứu tỏ ra vô cùng sốc trước phát hiện này. Qua đó chứng tỏ các hoạt động của con người đang gây xáo trộn đến tầng khí quyển cao tới 60 km

Các nhà nghiên cứu tỏ ra vô cùng sốc trước phát hiện này. Qua đó chứng tỏ các hoạt động của con người đang gây xáo trộn đến tầng khí quyển cao tới 60 km

Tầng bình lưu nằm ở độ cao 20 - 60 km, phía trên tầng khí quyển mà con người hít thở - tầng đối lưu. Tầng bình lưu có rất ít mây và chứa lớp ozone quan trọng.

Tầng bình lưu nằm ở độ cao 20 - 60 km, phía trên tầng khí quyển mà con người hít thở - tầng đối lưu. Tầng bình lưu có rất ít mây và chứa lớp ozone quan trọng.

Trước đó, các nỗ lực trên khắp thế giới đã giúp ngăn chặn sự sụt giảm ozone, điều từng khiến một lỗ hổng xuất hiện ở lớp ozone phía trên châu Nam Cực. Tuy nhiên, hoạt động phát thải khí nhà kính vẫn đang làm biến đổi tầng bình lưu.

Trước đó, các nỗ lực trên khắp thế giới đã giúp ngăn chặn sự sụt giảm ozone, điều từng khiến một lỗ hổng xuất hiện ở lớp ozone phía trên châu Nam Cực. Tuy nhiên, hoạt động phát thải khí nhà kính vẫn đang làm biến đổi tầng bình lưu.

Sự ấm lên do khí nhà kính khiến tầng đối lưu nở ra, chèn ép tầng bình lưu phía trên. Một nguyên nhân quan trọng khác là lượng CO2 gia tăng trong tầng bình lưu khiến các hỗn hợp khí lạnh đi và tụ lại gần nhau hơn (tác động trái ngược so với tầng đối lưu), làm cả tầng này co nhỏ.

Sự ấm lên do khí nhà kính khiến tầng đối lưu nở ra, chèn ép tầng bình lưu phía trên. Một nguyên nhân quan trọng khác là lượng CO2 gia tăng trong tầng bình lưu khiến các hỗn hợp khí lạnh đi và tụ lại gần nhau hơn (tác động trái ngược so với tầng đối lưu), làm cả tầng này co nhỏ.

Ozone và oxy dạng phân tử trong tầng bình lưu hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím từ Mặt Trời, bảo vệ con người khỏi những tia sáng Mặt Trời có hại nhất với bước sóng dưới 300 nm.

Ozone và oxy dạng phân tử trong tầng bình lưu hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím từ Mặt Trời, bảo vệ con người khỏi những tia sáng Mặt Trời có hại nhất với bước sóng dưới 300 nm.

Tại đây, nhiệt độ không khí tăng theo độ cao (trái ngược với dưới tầng đối lưu), khiến tầng này rất ổn định. Vì vậy, máy bay có thể lui tới đây khi thời tiết bên dưới quá xấu. Nhưng điều này cũng khiến các chất hóa học bay tới tầng bình lưu cũng có xu hướng nán lại lâu hơn.

Tại đây, nhiệt độ không khí tăng theo độ cao (trái ngược với dưới tầng đối lưu), khiến tầng này rất ổn định. Vì vậy, máy bay có thể lui tới đây khi thời tiết bên dưới quá xấu. Nhưng điều này cũng khiến các chất hóa học bay tới tầng bình lưu cũng có xu hướng nán lại lâu hơn.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu các thay đổi diễn ra như dự đoán, quy mô của chúng sẽ đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến vệ tinh, GPS và liên lạc vô tuyến

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, nếu các thay đổi diễn ra như dự đoán, quy mô của chúng sẽ đủ lớn để có thể ảnh hưởng đến vệ tinh, GPS và liên lạc vô tuyến

Nó cũng có thể thay đổi sự phân bố độ cao của các phân tử hấp thụ và phát thải, qua đó thay đổi cách tầng bình lưu hấp thụ bức xạ và cơ chế tổng thể. Tuy nhiên, những tác động của việc tầng bình lưu mỏng đi cần được nghiên cứu thêm.

Nó cũng có thể thay đổi sự phân bố độ cao của các phân tử hấp thụ và phát thải, qua đó thay đổi cách tầng bình lưu hấp thụ bức xạ và cơ chế tổng thể. Tuy nhiên, những tác động của việc tầng bình lưu mỏng đi cần được nghiên cứu thêm.

Tên gọi của tầng bình lưu xuất phát từ việc đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh.

Tên gọi của tầng bình lưu xuất phát từ việc đây là tầng khí quyển có ít các dòng đối lưu xoáy mạnh.

Các loại máy bay dân dụng thường bay ở độ cao ranh giới giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do những diễn biến bất thường của khí quyển.

Các loại máy bay dân dụng thường bay ở độ cao ranh giới giữa tầng bình lưu và tầng đối lưu để giảm thiểu nguy cơ tai nạn do những diễn biến bất thường của khí quyển.

Trái ngược với tầng đối lưu, ở tầng bình lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao, nhưng lên đến ranh giới trên thì nhiệt độ tiếp tục giảm theo độ cao. Nhiệt độ của tầng bình lưu ấm hơn chủ yếu là do lớp ozon hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.

Trái ngược với tầng đối lưu, ở tầng bình lưu, nhiệt độ tăng theo độ cao, nhưng lên đến ranh giới trên thì nhiệt độ tiếp tục giảm theo độ cao. Nhiệt độ của tầng bình lưu ấm hơn chủ yếu là do lớp ozon hấp thụ bức xạ cực tím của Mặt Trời.

Mời các bạn xem video: 7 hiện tượng thiên nhiên bí ẩn gây tò mò nhất. Nguồn: Neews

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/the-gioi-sap-doi-mat-rac-roi-lon-khi-tang-binh-luu-co-lai-1537063.html