Thế giới Thế giới toàn cảnh Nét cổ kính chùa chiền miền Bắc Lào

.VN - Nổi tiếng là vùng đất Phật giáo, Luang Prangbang (thành Luang) ngày nay vẫn giữ được rất nhiều ngôi chùa cổ kính. Các ngôi chùa có mặt khắp nơi, từ dọc sông, cho đến đỉnh núi, hay thoáng gặp giữa đường phố. Mỗi ngôi chùa là một kiến trúc, một sự cảm nhận riêng...

Đến thành Luang, gần như ai cũng dành cho mình những giây phút bình yên, tĩnh lặng để tìm đến chùa, viếng lễ Phật, và tìm hiểu không gian văn hóa ở nơi chốn linh thiêng. Có hàng trăm ngôi chùa như thế, sẵn sàng chào đón du khách khi đến với vùng đất được mệnh danh “Kinh đô Phật giáo” của Lào.

Nhưng, có lẽ nổi tiếng và được du khách tìm đến nhiều nhất là Wat Xieng Thông. Được xem là ngôi chùa quan trọng bật nhất ở Luang Prabang, Wat Xieng Thông nằm cuối đường Sakkarin, gần với ngã ba nơi sông Mekong và sông Nam Khan gặp nhau.

Cũng như nhiều người khác, chúng tôi đã lên lịch trình, chắc chắn phải đến đây để tham quan, viếng lễ Phật và tìm hiểu về lịch sử cũng như cách hành lễ của người dân. Không khó để đến đây, bởi chùa nằm ngay trung tâm, có thể dịch chuyển bằng cách bộ hành, hoặc đi xe đạp.

Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất Lào, đôi trai gái đến tuổi nên duyên chồng vợ thường đến chùa vừa chụp ảnh, vừa lễ Phật

Cũng như nhiều vùng miền khác trên đất Lào, đôi trai gái đến tuổi nên duyên chồng vợ thường đến chùa vừa chụp ảnh, vừa lễ Phật

Lịch sử chùa ghi lại, chùa được xây dựng vào năm 1560 dưới thời vua Setthathirat. Wat Xieng Thong có một khuôn viên khá rộng với nhiều hạng mục lớn nhỏ, bao gồm một chùa chính mang phong cách kiến trúc LuangPrabang cổ điển với mái lợp ba tầng hạ sâu hướng về mặt đất. Thư viện Tripitaka xây dựng năm 1828, một tháp treo trống xây dựng năm 1961, một nhà thờ nhỏ với bức tượng Phật nằm nổi tiếng từng nằm trong Bảo tàng Paris năm 1931, sau đó được cất giữ ở Vietiane và trở về Luang năm 1964 cùng các tòa đền tháp nhỏ khác nằm rải rác.

Theo như lời các vị sư tăng ở đây, hàng năm vào dịp Tết Lào, quan chức chính quyền cùng chức sắc giáo hội Phật giáo rước tượng Prabang từ bảo tàng về Wat Xiêng Thoong làm lễ tắm Phật bằng nước hoa Chăm pa, mừng năm mới nên thu hút rất đông du khách và người dân. Ngày nay, không gian này vẫn được giữ gìn và bảo vệ một cách cẩn trọng. Nhiều đôi trai gái đến tuổi nên duyên vợ chồng cũng tìm đến đây làm lễ và chụp hình với ước nguyện hạnh phúc duyên lành.

Sau buổi chuyện trò, các sư tăng hướng dẫn và khuyên chúng tôi nên đến Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào. Theo như lý giải của các sư tăng, ở đó sẽ thấy được một giai đoạn phát triển cực thịnh của các triều đại phong kiến trước khi kinh kỳ chuyển đến Vientiane.

Khác với nhiều điểm đến khác, bạn có thể chụp hình thỏa mái nhưng ở không gian Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào thì tuyệt đối không. Bởi lẽ, ở đây là nơi có nhiều cổ vật có một không hai của Lào được lưu giữ nên được bảo vệ nghiêm ngặt, tránh bị lộ ra bên ngoài.

Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào được xây dựng vào năm 1904 và trước đây là hoàng cung của vua Sisavang Vong (1905-1959) cùng với gia đình của ông, bức tượng của ông được đặt bên ngoài bào tàng. Các đời vua sau đó cũng ở cung điện này, cho đến năm 1975 quân giải phóng Lào tiếp quản và chuyển thành Bảo tàng.

Bên cạnh vô vàn thứ quý giá nhưng có lẽ thứ quý giá nhất mà Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào đang lưu giữ chính là bức tượng Phật Prabang. Đây là bức tượng quốc bảo, là thần vật trấn quốc của Lào. Được làm từ vàng nguyên chất, nặng đến 48kg và cao 83cm.

Những góc ảnh về chùa chiền, bảo tàng ở thành Luang được chúng tôi ghi lại:

Wat Xieng Thông - một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành Luang mỗi ngày đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan

Wat Xieng Thông - một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở thành Luang mỗi ngày đón hàng ngàn lượt du khách đến tham quan

Những họa tiết ở các ngôi chùa thành Luang được trang trí sắc sảo, sơn son thiếp vàng rất đẹp mắt

Những họa tiết ở các ngôi chùa thành Luang được trang trí sắc sảo, sơn son thiếp vàng rất đẹp mắt

Một du khách tranh thủ chụp lại các họa tiết trang trí bên trong một ngôi chùa

Một du khách tranh thủ chụp lại các họa tiết trang trí bên trong một ngôi chùa

Hình ảnh các tu sĩ bên trong một ngôi chùa cổ với 5 tầng mái ở thành Luang vào buổi xế chiều

Hình ảnh các tu sĩ bên trong một ngôi chùa cổ với 5 tầng mái ở thành Luang vào buổi xế chiều

Một gia đình người Lào đến lễ Phật, hình ảnh này quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của họ

Một gia đình người Lào đến lễ Phật, hình ảnh này quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống thường nhật của họ

Một mái cửa được trang trí uốn lượn với kiểu hoa văn độc đáo

Một mái cửa được trang trí uốn lượn với kiểu hoa văn độc đáo

Ngoài chùa chiền, du khách tìm đến Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào - nơi tái hiện không gian sinh sống của các triều vua Lào khi đóng đô ở đây

Ngoài chùa chiền, du khách tìm đến Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào - nơi tái hiện không gian sinh sống của các triều vua Lào khi đóng đô ở đây

Du khách dạo bộ bên ngoài Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào. Tất cả khi vào đây buộc phải bỏ lại hành lý, và tuyệt đối không được chụp hình dưới mọi hình thức

Du khách dạo bộ bên ngoài Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào. Tất cả khi vào đây buộc phải bỏ lại hành lý, và tuyệt đối không được chụp hình dưới mọi hình thức

Mặt sau của Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào, từng là vườn thượng uyển được trồng rất nhiều cây xanh

Mặt sau của Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào, từng là vườn thượng uyển được trồng rất nhiều cây xanh

Trong khi đó, phía trước cổng đi vào Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào là một ngôi chùa rất đẹp

Trong khi đó, phía trước cổng đi vào Bảo tàng Cung điện Hoàng gia Lào là một ngôi chùa rất đẹp

Nhật Minh (Thực hiện)

Nguồn Thừa Thiên Huế: http://baothuathienhue.vn/net-co-kinh-chua-chien-mien-bac-lao-a75002.html