The National Interest: Cách Nga chống lại vũ khí siêu thanh
Tạp chí The National Interest cho biết rằng, Nga đang phát triển loại vũ khí trang bị cho máy bay MiG-31 và MiG-41 có thể đánh chặn vũ khí siêu thanh.
Sự phát triển của ngành công nghiệp quân sự Nga cho phép tạo ra các loại vũ khí công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ
vũ khí siêu thanh , cho phép quân đội Nga chiếm vị trí quan trọng trên trường quốc tế. Tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest cho biết rằng, hiện tại Nga không chỉ tạo ra vũ khí siêu thanh mà còn có thể chống lại chúng.
“Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định phát triển tổ hợp tên lửa đa năng tầm xa cho máy bay chiến đấu MiG-31 và MiG-41, có khả năng đánh chặn tên lửa siêu thanh. Các nghiên cứu lý thuyết đã được thực hiện trên một tên lửa “không đối không” với nhiều đầu đạn đa năng”, tạo chí The National Interest viết.
MiG-31 là một máy bay đánh chặn, có nguồn gốc từ MiG-25 và ra đời từ thời Chiến tranh Lạnh. MiG-41 là một dự án đang được phát triển, chuẩn bị để thay thế cho máy bay chiến đấu MiG-31. Hiện tại, Nga đang lên kế hoạch tạo ra một tên lửa với nhiều đầu đạn khác nhau, có thể đánh chặn vũ khí siêu thanh di chuyển với tốc độ lớn hơn 5 Mach.
Các nhà thiết kế Nga đang phát triển một tổ hợp vũ khí có khả năng đánh chặn các mục tiêu siêu thanh. Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định phát triển máy bay đánh chặn MiG-41 có khả năngđánh chặntên lửa siêu thanh, cũng như chống lại máy bay siêu thanh của đối phương, thông tin này được Tổng Giám đốc của Tập đoàn chế tạo máy bay MiG, ông Ilya Tarasenko cho biết.
Loại tên lửa mới này sẽ mang theo các đầu đạn và đến một khoảng cách vài trăm kilômét chúng sẽ tự động tách ra và độc lập tìm kiếm và tấn công mục tiêu. Các đầu đạn này được trang bị hệ thống dẫn đường bằng radar.
Về mặt lý thuyết, kế hoạch đối phó với vũ khí siêu thanh này có vẻ khá đơn giản: một số lượng đầu đạn với sự dẫn đường bằng radar sẽ tiêu diệt mục tiêu siêu thanh. Thông thường, một tên lửa phòng không sẽ mang theo một đầu đạn và có khả năng tấn công kẻ thù tiềm năng. Nhưng đối với vũ khí siêu thanh, xác suất bỏ lỡ mục tiêu là rất cao. Vì vậy, nếu có nhiều đầu đạn, thì cơ hội tấn công vào mục tiêu sẽ tăng đáng kể.
Hiện nay, quân đội Mỹ cũng sử dụng cách này để các hệ thống phòng thủ tên lửa có thể chống lại các tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tên lửa đánh chặn được phóng với một số đầu đạn, mỗi đầu đạn có thể tự dẫn đường và được trang bị động cơ đẩy rất nhanh. Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ vẫn nghi ngờ về hiệu quả các phương pháp này.
Nếu hệ thống phòng thủ của Nga chống lại tên lửa siêu thanh, dựa trên cơ sở máy bay MiG, thì nó sẽ được sử dụng để chống lại tên lửa siêu thanh chiến thuật chứ không phải chống lại tên lửa đạn đạo liên lục địa.