Thể thao Việt Nam khó tìm đường bay để đi thi đấu
Mọi giải đấu để nhằm tìm vé dẫn đến đấu trường Olympic của thể thao Việt Nam giờ đây khá nan giải, ngoài việc các con đường đến Olympic Tokyo đang... tắc
, bởi lịch trình di chuyển tham dự các giải đấu vòng loại theo đường hàng không hết sức khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19 thì các VĐV của chúng ta cũng không được cọ sát nhiều trong suốt thời gian qua bởi đại dịch COVID gây ảnh hưởng đến toàn thế giới.
Hiện tại, cho đến nay, thể thao Việt Nam của chúng ta mới có 5 suất dự Olympic của các VĐV Nguyễn Văn Đương (boxing), Lê Thanh Tùng (thể dục), Nguyễn Huy Hoàng (bơi), Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Nguyễn Hoàng Phi Vũ (bắn cung). Cơ hội giành thêm vé vẫn còn khi các đội tuyển như cử tạ, Taekwondo, Rowing, Canoeing, cầu lông, điền kinh, Karatedo... chưa kết thúc tại các cuộc thi đấu tại vòng loại. Dù vậy, với khó khăn nan giải nhất chính là việc di chuyển để thi đấu cho xong vòng loại và giành vé, mục tiêu đơn giản nhất lúc này của thể thao Việt Nam chỉ là nỗ lực giành nhiều vé nhất trong điều kiện có thể. Kế hoạch tham dự vòng loại Olympic diễn ra tại Almaty, Kazakhstan, từ ngày 9 đến 11/4 của Đội tuyển Quốc gia vật với 1 chuyên gia và 2 VĐV vừa buộc phải hủy bỏ vào phút chót do không có chuyến bay từ nước bạn về Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều quốc gia, nhiều hãng hàng không quốc tế hạn chế các chuyến bay do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thể thao Việt Nam đang thực sự khó khăn với nhiệm vụ tìm kiếm suất tham dự Olympic. “Thời gian vừa qua, ngành thể thao Việt Nam cũng đã nỗ lực chuẩn bị chuyên môn cho đội tuyển quốc gia các môn trong hệ thống thi đấu Olympic nhằm tìm kiếm thêm các tấm vé tới Tokyo vào mùa hè này. Cùng với đó, Chính phủ và các bộ, ngành cũng tạo điều kiện tiêm vắc-xin phòng Covid-19 để các VĐV, HLV thêm phần yên tâm khi ra nước ngoài thi đấu, song việc di chuyển ra nước ngoài đang là khó khăn lớn nhất”. Đội tuyển điền kinh quốc gia cũng đứng trước nguy cơ vắng mặt ở giải điền kinh tiếp sức vô địch thế giới diễn ra tại Ba Lan từ ngày 29/4 đến 3/5 khi các nhà chuyên môn chưa thể tìm được đường bay tới Ba Lan. Nếu như kế hoạch thi đấu nội dung tiếp sức hỗn hợp 4x400m nam, nữ không thể thực hiện được, cơ hội tới Olympic Tokyo coi như khép lại vì không còn giải đấu nào để tham dự và dành vé dự Olympic Tokyo tới đây. Và cũng theo kế hoạch, đội tuyển cử tạ sẽ tham dự vòng loại Oympic tại Uzbekistan (từ ngày 15 đến 25/4), đội tuyển Rowing dự vòng loại Olympic tại Nhật Bản (từ ngày 27/4 đến 8/5), đội tuyển Canoeing dự vòng loại tại Thái Lan (từ ngày 3 đến 7/5), đội tuyển cầu lông dự giải cầu lông Singapore mở rộng (từ ngày 30/5 đến 5/6). Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện kế hoạch gặp khá nhiều khó khăn và trở ngại cho việc di chuyển vào lúc này vẫn rất hạn chế.
Chỉ có thể cố gắng giành nhiều vé nhất có thể trong điều kiện hiện nay, khi lãnh đạo ngành thể thao nước nhà là ông Trần Đức Phấn cho biết: Theo tính toán, thể thao Việt Nam còn ít nhất 12 đội tuyển các môn chưa tham dự các giải đấu vòng loại Olympic mà các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc tế đã có kế hoạch tổ chức trong quãng thời gian từ nay cho đến ngày 30/6. Trở ngại trong việc tìm chuyến bay đi, về và di chuyển tới địa điểm tổ chức vòng loại tác động rất lớn tới cơ hội giành vé tới Tokyo và chắc chắn ảnh hưởng tới việc hoàn thành chỉ tiêu giành 20 vé dự Olympic mà ngành thể thao đã xây dựng từ thời điểm chưa xuất hiện dịch Covid-19. “Việc hoãn, hủy các giải đấu, đảo lộn kế hoạch chuẩn bị chuyên môn kể từ đầu năm 2020 tới nay đã ảnh hưởng rất lớn tới khả năng vượt qua vòng loại Olympic của các VĐV ở nhiều môn. Đến nay, việc di chuyển là bài toán hết sức nan giải. Quan điểm của ngành thể thao lúc này là tạo điều kiện tối đa để các VĐV tham gia vòng loại Olympic nếu tổ chức. Chúng tôi cũng nỗ lực tìm mọi cách để các VĐV có thể ra nước ngoài thi đấu nhưng nếu không có chuyến bay thì thực sự rất khó khăn” - ông Trần Đức Phấn chia sẻ.