Thêm 42 doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu gạo

Đã có thêm 42 doanh nghiệp đủ điều kiện được cấp phép kinh doanh xuất khẩu gạo kể từ khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Đã có thêm 42 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo, sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Đã có thêm 42 doanh nghiệp được cấp phép xuất khẩu gạo, sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho biết, tính đến nay, đã có thêm 42 thương nhân được cấp phép xuất khẩu gạo, sau khi Nghị định số 107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu lực.

Những cái tên mới đã xuất hiện, kỳ vọng gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu lúa gạo trong nước. Trong đó, tỉnh An Giang có 5 doanh nghiệp, Đồng Tháp 5 doanh nghiệp, Long An 3 doanh nghiệp, Nghệ An 3 doanh nghiệp, Cần Thơ 10 doanh nghiệp, TP.Hồ Chí Minh 9 doanh nghiệp…

Nghị định 107/2018/NĐ-CP thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh, xuất khẩu gạo mới được Chính phủ ban hành vào tháng 8/2018, có hiệu lực từ đầu tháng 10/2018 được kỳ vọng gỡ vướng và tạo môi trường thông thoáng nhất cho doanh nghiệp ngành gạo phát triển.

Theo đó, các điều kiện yêu cầu phải sở hữu về cơ sở xay xát, kho bãi được xóa bỏ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không cần phải đứng tên sở hữu các cơ sở này mà có thể đi thuê.

Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực cũng như tận dụng các cơ sở dư thừa của các doanh nghiệp khác, tiết kiệm chi phí…

Nghị định cũng giúp bãi bỏ quy định phải đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo theo kiến nghị trước đó của doanh nghiệp vì sợ lộ các bí quyết kinh doanh.

Quy định mới đã cho phép một số thương nhân không cần phải có giấy phép kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn có thể xuất khẩu khi họ tập trung các sản phẩm gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo bổ sung vi chất…

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Nghị định 107 tạo thuận lợi khuyến khích đầu tư sản xuất, xuất khẩu sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao, góp phần tích cực thực hiện định hướng tái cơ cấu ngành lúa gạo, củng cố thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường trong nước và thế giới. Từ đó, các doanh nghiệp tận dụng những quy định mới để xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh trong thời gian tới như xây dựng tập trung vùng nguyên liệu, tiêu chuẩn chất lượng gạo, chú trọng an toàn vệ sinh thực phẩm trong gạo.

Trong bối cảnh giá nông sản toàn cầu đều giảm từ 5 - 15% từ đầu năm đến nay, trong đó đặc biệt là lúa gạo bị giảm mạnh, 7 tháng 2019, ngành lúa gạo cả nước đã xuất khẩu 4 triệu tấn với giá trị 1,73 tỷ USD, tăng 2,1% về lượng nhưng giảm 14,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Với kết quả xuất khẩu trong 7 tháng, Bộ Công thương khẳng định, đó là sự cố gắng của doanh nghiệp, vì trong bối cảnh xuất khẩu gạo vào Trung Quốc giảm mạnh, nhưng trong nước vẫn bảo đảm tiêu thụ hết lúa gạo vụ Đông Xuân cho bà con nông dân.

Thế Hoàng

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/them-42-doanh-nghiep-du-dieu-kien-xuat-khau-gao-d105393.html