Thêm trợ lực cho doanh nghiệp bứt tốc

Trong 6 tháng đầu năm 2024, GDP của Việt Nam đạt 6,42% với những tín hiệu khởi sắc của nhiều ngành kinh tế mũi nhọn nhưng các doanh nghiệp vẫn còn gặp khó khăn, thách thức và cần thêm trợ lực để bứt phá trong nửa cuối năm.

Cần thêm trợ lực cho doanh nghiệp bứt tốc trong những tháng cuối năm.

Cần thêm trợ lực cho doanh nghiệp bứt tốc trong những tháng cuối năm.

Doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Tổng cục Thống kê cho biết, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2024 ước đạt 33,09 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng trước và tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II/2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 97,2 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,6% so với quý I/2024. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 190,08 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 11,63 tỷ USD.

Trong 6 tháng đầu năm, cả nước có 110,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, bình quân gần 18,4 nghìn doanh nghiệp/tháng. Con số này gần bằng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động là 119,6 nghìn doanh nghiệp, trung bình 19,9 nghìn doanh nghiệp/tháng.

Trong quý II/2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 97,2 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,6% so với quý I/2024.

Trong quý II/2024, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 97,2 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước và tăng 4,6% so với quý I/2024.

Về hoạt động sản xuất kinh doanh, theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê với trên 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong các nhóm ngành chủ lực đóng góp tăng trưởng gồm chế biến, chế tạo; xây dựng và thương mại dịch vụ cho thấy, có 73,5% doanh nghiệp nhận định hoạt động sản xuất kinh doanh quý II/2024 tốt hơn và giữ ổn định so với quý I/2024; có 26,5% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn hơn. Phần lớn các doanh nghiệp đều gặp khó khăn ở cả đầu vào và đầu ra, đặc biệt là thị trường đầu ra.

Về đầu ra, nhu cầu thị trường trong nước thấp và tính cạnh tranh của hàng trong nước cao là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tỷ lệ doanh nghiệp lựa chọn lần lượt là 53,8% và 43,6%. Riêng đối với doanh nghiệp xây dựng có 46,9% doanh nghiệp gặp khó khăn do không có hợp đồng xây dựng mới.

Về các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh, giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào, chi phí vận tải kho bãi, chi phí các dịch vụ tăng cao vẫn là khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp với 27,4% doanh nghiệp lựa chọn; 18,1% doanh nghiệp sản xuất gặp khó khăn do thiếu nguyên, nhiên, vật liệu.

Vốn cho sản xuất kinh doanh là khó khăn được 21,2% doanh nghiệp xác nhận; 19,7% doanh nghiệp cho biết lãi suất vay vốn tuy đã giảm hơn trước nhưng vẫn còn cao. Về thủ tục hành chính, 14,7% doanh nghiệp cho rằng thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, quy trình đấu thầu còn phức tạp, chồng chéo làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Về lao động, 10,5% doanh nghiệp không tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.

Đại diện Tổng cục Thống kê cho rằng, trong 6 tháng đầu năm, nội lực của nền kinh tế chưa mạnh, các doanh nghiệp sản xuất chế biến, chế tạo tuy tăng trưởng tốt nhưng mức độ bền vững còn hạn chế và chưa đồng đều giữa các ngành. Khó khăn trong sản xuất còn tiềm ẩn do cầu trong nước và quốc tế chưa khôi phục hoàn toàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.

Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Tổng cục Thống kê đã đề xuất Bộ Công Thương tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, tạo môi trường vĩ mô thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa; xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách kinh tế, thương mại cần thực hiện đồng bộ và thường xuyên; tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng và minh bạch.

Đồng thời, ngành công thương phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác. Thực tế cho thấy, Việt Nam đang phụ thuộc chủ yếu vào một số thị trường xuất khẩu lớn. Vì vậy, khi các quốc gia này rơi vào giai đoạn khủng hoảng, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đối mặt với những cú sốc lớn và bị gián đoạn.

Ngành Công thương cần phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác.

Ngành Công thương cần phát triển xuất khẩu bền vững đi liền với đa dạng hóa thị trường hướng đến cán cân thương mại lành mạnh, hợp lý với các đối tác.

Bên cạnh đó, ngành Công Thương cần giảm thiểu rủi ro do điều tra phòng vệ thương mại hướng tới tăng trưởng xuất khẩu bền vững; đẩy mạnh công tác dự báo, cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp những mặt hàng có thể gặp rủi ro bị tiến hành điều tra; đồng thời, thực hiện các giải pháp chứng minh hàng hóa Việt Nam không bán phá giá…

Bà Đinh Thị Thúy Phương, Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại và dịch vụ, Tổng cục Thống kê đề xuất, Chính phủ cần đa dạng giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, kích cầu tiêu dùng; đảm bảo tăng trưởng các chỉ tiêu công nghiệp, thương mại... ; đồng thời, các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội từ các FTA mang lại.

Theo bà Phương, đối với địa phương, doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức, cần nắm rõ thông tin thị trường, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng, cơ chế chính sách nhập khẩu tại các thị trường đặc biệt là các thị trường có FTA, từ đó ,xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của các thị trường, lựa chọn thị trường phù hợp với lợi thế của địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững.

Vũ Phong Cầm

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/them-tro-luc-cho-doanh-nghiep-but-toc-379053.html