Theo chân 300 cảnh sát cơ động leo núi, xuyên đêm chữa cháy rừng ở Bình Định

Đến rạng sáng ngày 4/6, nhiều lực lượng chức năng của tỉnh Bình Định vẫn đang tích cực chữa cháy tại khu vực rừng ở núi Chóp Vung (thôn An Sơn 2, xã Phước An, huyện Tuy Phước).

Đêm khuya ngày 3/6, khoảng 200 cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ (ở phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn, Bình Định) được tăng cường thêm đến hiện trường vụ cháy rừng xảy ra ở núi Chóp Vung để tham gia dập lửa. Ảnh: Trương Định

Đêm khuya ngày 3/6, khoảng 200 cán bộ chiến sĩ thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ (ở phường Bùi Thị Xuân, TP. Quy Nhơn, Bình Định) được tăng cường thêm đến hiện trường vụ cháy rừng xảy ra ở núi Chóp Vung để tham gia dập lửa. Ảnh: Trương Định

 Như vậy tổng số lực lượng của đơn vị này có mặt tại hiện trường khoảng 300 người. Tham gia chữa cháy còn có nhiều lực lượng khác như kiểm lâm, bộ đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và người dân. Ảnh: Trương Định

Như vậy tổng số lực lượng của đơn vị này có mặt tại hiện trường khoảng 300 người. Tham gia chữa cháy còn có nhiều lực lượng khác như kiểm lâm, bộ đội, cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và người dân. Ảnh: Trương Định

 Ngay trong tối, ông Trần Văn Phúc - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định (áo xanh da trời) có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác chữa cháy. Ảnh: Trương Định

Ngay trong tối, ông Trần Văn Phúc - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Bình Định (áo xanh da trời) có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác chữa cháy. Ảnh: Trương Định

 Theo quan sát của PV Tiền Phong tại hiện trường, đám cháy xảy ra khu vực núi cao, với 2 điểm cháy trong phạm vi diện tích khá lớn. Ảnh: Trương Định

Theo quan sát của PV Tiền Phong tại hiện trường, đám cháy xảy ra khu vực núi cao, với 2 điểm cháy trong phạm vi diện tích khá lớn. Ảnh: Trương Định

 Trung tá Nguyễn Anh Quân - Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ - cho biết, ngay sau tiếp nhận thông tin vụ cháy, với chức năng nhiệm vụ trong việc tham gia cứu nạn, cứu hộ, đơn vị đã huy động khoảng 300 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện đến hiện trường dập lửa. Ảnh: Trương Định

Trung tá Nguyễn Anh Quân - Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Cảnh sát cơ động Nam Trung Bộ - cho biết, ngay sau tiếp nhận thông tin vụ cháy, với chức năng nhiệm vụ trong việc tham gia cứu nạn, cứu hộ, đơn vị đã huy động khoảng 300 cán bộ, chiến sĩ cùng các phương tiện đến hiện trường dập lửa. Ảnh: Trương Định

 Không khí khẩn trương tại nơi xảy ra vụ cháy rừng. Ảnh: Trương Định

Không khí khẩn trương tại nơi xảy ra vụ cháy rừng. Ảnh: Trương Định

 Trung tá Quân cho biết, đám cháy quá lớn, trong khi việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình đồi dốc, núi đá cao. Do vậy, đơn vị đã bố trí lực lượng trinh sát khảo sát đường lên núi. Đồng thời, bố trí dây để các chiến sĩ có thể leo qua những khu vực khó để nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Ảnh: Trương Định

Trung tá Quân cho biết, đám cháy quá lớn, trong khi việc tiếp cận hiện trường gặp nhiều khó khăn, bởi địa hình đồi dốc, núi đá cao. Do vậy, đơn vị đã bố trí lực lượng trinh sát khảo sát đường lên núi. Đồng thời, bố trí dây để các chiến sĩ có thể leo qua những khu vực khó để nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Ảnh: Trương Định

 Theo Trung tá Quân, trong quá trình chữa cháy yêu cầu lực lượng phải đảm bảo an toàn. Trong đó, mỗi tốp 10 người sẽ 1 người chỉ huy, thường xuyên kiểm tra quân số kịp thời báo cáo. Đến khoảng 12 giờ đêm một cánh của đơn vị cơ bản khống chế được 1 điểm cháy. Ảnh: Trương Định

Theo Trung tá Quân, trong quá trình chữa cháy yêu cầu lực lượng phải đảm bảo an toàn. Trong đó, mỗi tốp 10 người sẽ 1 người chỉ huy, thường xuyên kiểm tra quân số kịp thời báo cáo. Đến khoảng 12 giờ đêm một cánh của đơn vị cơ bản khống chế được 1 điểm cháy. Ảnh: Trương Định

 Các chiến sĩ xuống núi nghỉ ngơi ăn, uống sau gần 1 ngày vật lộn với "giặc lửa". Ảnh: Trương Định

Các chiến sĩ xuống núi nghỉ ngơi ăn, uống sau gần 1 ngày vật lộn với "giặc lửa". Ảnh: Trương Định

 Ông Bùi Tấn Thành - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định (người ngồi áo trắng) lấy nước uống cho các chiến sĩ. Ảnh: Trương Định

Ông Bùi Tấn Thành - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bình Định (người ngồi áo trắng) lấy nước uống cho các chiến sĩ. Ảnh: Trương Định

 Nghỉ ngơi ăn uống xong, 1 tốp khoảng 10 chiến sĩ sẽ mang nước uống lên núi để tiếp nước cho các lực lượng vẫn đang cố gắng khống chế đám cháy ở điểm thứ 2. Ảnh: Trương Định

Nghỉ ngơi ăn uống xong, 1 tốp khoảng 10 chiến sĩ sẽ mang nước uống lên núi để tiếp nước cho các lực lượng vẫn đang cố gắng khống chế đám cháy ở điểm thứ 2. Ảnh: Trương Định

 Theo ông Lê Đức Sáu - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, rừng bị cháy là bạch đàn. Do thời tiết khô, hanh nóng và lớp thực bì dưới tán rừng dễ bắt lửa nên đám cháy bùng phát mạnh mẽ. Diện tích bị cháy là rừng trồng của các hộ dân và một công ty trên địa bàn. Ảnh: Trương Định

Theo ông Lê Đức Sáu - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Định, rừng bị cháy là bạch đàn. Do thời tiết khô, hanh nóng và lớp thực bì dưới tán rừng dễ bắt lửa nên đám cháy bùng phát mạnh mẽ. Diện tích bị cháy là rừng trồng của các hộ dân và một công ty trên địa bàn. Ảnh: Trương Định

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cảnh sát cơ động băng rừng, xuyên đêm chữa cháy rừng ở Bình Định. Clip: Trương Định

Trương Định

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/theo-chan-300-canh-sat-co-dong-leo-nui-xuyen-dem-chua-chay-rung-o-binh-dinh-post1643084.tpo