Theo chân thợ săn trứng kiến ở miền Tây xứ Thanh

Trứng kiến là món ăn quen thuộc của người dân miền núi Thanh Hóa. Vào mùa, ngoài việc tận dụng làm thức ăn, nhiều người dân còn tranh thủ đi săn 'lộc rừng' kiếm tiền, hiện giá trứng kiến đang dao động khoảng 200.000 đồng mỗi cân.

Video: Mùa trứng kiến ở miền Tây xứ Thanh.

Khi trời bắt đầu nắng ấm, thì cũng đã đến mùa thu hoạch trứng kiến của người dân các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa như: Cầm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh...

Khi trời bắt đầu nắng ấm, thì cũng đã đến mùa thu hoạch trứng kiến của người dân các huyện miền núi phía Tây Thanh Hóa như: Cầm Thủy, Bá Thước, Quan Hóa, Lang Chánh...

Kiến thường làm tổ ở cành cây như xoan, nhãn, vải... người thợ phải leo trèo để chặt cả cành có tổ kiến xuống. Họ khéo léo để tránh bị kiến cắn. Kiến ở các huyện miền núi Thanh Hóa đa phần là kiến đen và kiến vàng.

Kiến thường làm tổ ở cành cây như xoan, nhãn, vải... người thợ phải leo trèo để chặt cả cành có tổ kiến xuống. Họ khéo léo để tránh bị kiến cắn. Kiến ở các huyện miền núi Thanh Hóa đa phần là kiến đen và kiến vàng.

Anh Hà Văn Khơi (33 tuổi, ở thôn Đan, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) đã theo nghề bắt trứng kiến hơn chục năm nay. Hàng ngày anh mang đồ nghề đơn giản là con dao và vài chiếc túi đi tìm tổ kiến dưới các rặng cây trong vùng.

Anh Hà Văn Khơi (33 tuổi, ở thôn Đan, xã Ái Thượng, huyện Bá Thước) đã theo nghề bắt trứng kiến hơn chục năm nay. Hàng ngày anh mang đồ nghề đơn giản là con dao và vài chiếc túi đi tìm tổ kiến dưới các rặng cây trong vùng.

Mỗi tổ kiến có hàng nghìn ngăn nuôi trứng. Anh Khơi dùng dao chia nhỏ tổ làm nhiều phần trên chiếc mẹt hoặc mâm rộng, kiến trưởng thành sẽ thoát ra ngoài, để lại trứng.

Mỗi tổ kiến có hàng nghìn ngăn nuôi trứng. Anh Khơi dùng dao chia nhỏ tổ làm nhiều phần trên chiếc mẹt hoặc mâm rộng, kiến trưởng thành sẽ thoát ra ngoài, để lại trứng.

Sau khi phá tổ, thì dùng cành cây để đuổi kiến bò ra khỏi mâm đựng. “Lúc này kiến vỡ tổ chạy khắp nơi và đốt rất đau, khi bị kiến cắn phải bình tĩnh, im lặng tìm cách rảy kiến ra khỏi người bởi nếu la hét hay nhảy chồm lên thì kiến sẽ bu vào đốt nhiều hơn”, anh Khơi cho biết.

Sau khi phá tổ, thì dùng cành cây để đuổi kiến bò ra khỏi mâm đựng. “Lúc này kiến vỡ tổ chạy khắp nơi và đốt rất đau, khi bị kiến cắn phải bình tĩnh, im lặng tìm cách rảy kiến ra khỏi người bởi nếu la hét hay nhảy chồm lên thì kiến sẽ bu vào đốt nhiều hơn”, anh Khơi cho biết.

Những khay trứng kiến được sàng sảy để loại bỏ cành lá khô, xác tổ. Người dân mất từ 2-3 giờ đồng hồ để xử lý mỗi tổ kiến, từ khi thu hoạch trên cây xuống đến lúc có thành phẩm là trứng kiến.

Những khay trứng kiến được sàng sảy để loại bỏ cành lá khô, xác tổ. Người dân mất từ 2-3 giờ đồng hồ để xử lý mỗi tổ kiến, từ khi thu hoạch trên cây xuống đến lúc có thành phẩm là trứng kiến.

Mùa lấy trứng kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch). Lúc này trứng rất mẩy nên các gia đình thường rủ nhau đi rừng lấy về ăn hoặc bán. Giá bán trứng kiến dao động 200.000-250.000 đồng/kg, vào chính vụ, nếu may mắn mỗi ngày một người có thể bắt được từ 2-4 kg.

Mùa lấy trứng kiến bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 3 (âm lịch). Lúc này trứng rất mẩy nên các gia đình thường rủ nhau đi rừng lấy về ăn hoặc bán. Giá bán trứng kiến dao động 200.000-250.000 đồng/kg, vào chính vụ, nếu may mắn mỗi ngày một người có thể bắt được từ 2-4 kg.

Trứng kiến được người dân địa phương chế biến thành món ăn đa dạng như rang sả, nấu cháo, cuốn lá lốt, xào, làm nhân bánh, đồ xôi...

Trứng kiến được người dân địa phương chế biến thành món ăn đa dạng như rang sả, nấu cháo, cuốn lá lốt, xào, làm nhân bánh, đồ xôi...

Hoàng Đông

Nguồn Thanh Hóa: https://vhds.baothanhhoa.vn/doi-song-xa-hoi/theo-chan-tho-san-trung-kien-o-mien-tay-xu-thanh/27097.htm