Thi thử câu hỏi điểm liệt sát hạch GPLX: Không quan sát được phía sau, lùi xe như thế nào?

Nhường đường cho các phương tiện khác thế nào cho đúng; khi gặp tai nạn giao thông, người điều khiển phương tiện phải làm gì,... là một số tình huống được đặt ra ở phần tiếp theo trong bộ 60 câu hỏi điểm liệt dưới đây.

Bộ câu hỏi mới thi lý thuyết để cấp Giấy phép lái xe được Tổng cục Đường bộ Việt Nam tăng từ 450 câu hỏi như hiện hành lên 600 câu hỏi đã chính thức có hiệu lực từ 1/8.

Trong bộ câu hỏi mới có 60 câu hỏi điểm liệt. Thí sinh dù làm đúng toàn bộ các câu hỏi của đề lý thuyết (từ 30 - 45 câu), nhưng chỉ cần trả lời sai 1 câu điểm liệt thì vẫn bị trượt và bị hủy kết quả thi lý thuyết.

Cùng VietNamNet tiếp tục “mổ xẻ” phần thứ 5 (từ câu 41 đến câu 50) trong bộ 60 câu hỏi điểm liệt này.

41. Khi điều khiển phương tiện tham giao giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Thay đổi tốc độ của xe trên đường bộ

B. Thay đổi tay số của xe trên đường bộ

C. Lạng lách, đánh võng trên đường bộ

Đáp án đúng: C. Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định về các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định; Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng; Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy… Như vậy, hành vi lạng lách, đánh võng trên đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm. Còn các hành vi khác như thay đổi tốc độ xe, thay đổi tay số của xe trên đường bộ không bị nghiêm cấm. Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Hành vi điều khiển mô tô lạng lách, đánh võng, buông cả hai tay; Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh ,… sẽ bị phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng. Hành vi điều khiển ô tô lạng lách, đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; dùng chân điều khiển vô lăng xe khi xe đang chạy trên đường bị phạt tiền từ 10 – 12 triệu đồng.

42. Khi xe ô tô, mô tô đến gần vị trí giao nhau giữa đường bộ và đường sắt không có rào chắn, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc khi có tiếng chuông báo hiệu, người lái xe xử lý như thế nào?

A. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt

B. Nhanh chóng cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

C. Giảm tốc độ cho xe vượt qua đường sắt trước khi tàu hỏa tới

D. Cho xe dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gấn nhất.

Đáp án đúng: D. Điều 25 Luật Giao thông đường bộ ghi rõ: Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu hoặc chuông báo hiệu, khi đèn tín hiệu mầu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất; khi đèn tín hiệu đã tắt hoặc tiếng chuông báo hiệu ngừng mới được đi qua. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

43. Người lái xe phải xử lý như thế nào khi quan sát phía trước thấy người đi bộ đang sang đường tại nơi có vạch đường dành cho người đi bộ để đảm bảo an toàn?

A.Giảm tốc độ, đi từ từ để vượt qua trước người đi bộ

B.Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho người đi bộ qua đường

Đáp án đúng: B. Điều 11 Luật Giao thông đường bộ quy định: Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

C.Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ

44. Khi muốn lùi xe nhưng không quan sát được phía sau, cần làm gì để đảm bảo an toàn?

A. Phải lùi thật chậm

B. Có thể được lùi xe nhưng phải mở cửa xe

C. Không được lùi xe

Đáp án đúng: C. Điều 16 Luật Giao thông đường bộ quy định về lùi xe: Khi lùi xe, người điều khiển phải quan sát phía sau, có tín hiệu cần thiết và chỉ khi nào thấy không nguy hiểm mới được lùi. Không được lùi xe ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất, trong hầm đường bộ, đường cao tốc. Như vậy, trường hợp không quan sát được phía sau thì không được lùi xe.

D. Bấm còi 3 lần liên tiếp trước khi lùi

45. Khi tham gia giao thông trên đường cao tốc, người điều khiển phương tiện cơ giới có được dừng đỗ xe trên phần đường xe chạy hay không?

A. Được dừng, đỗ

B. Không được dừng, đỗ

Đáp án đúng: B. Điều 26 Luật Giao thông đường bộ quy định về Giao thông trên đường cao tốc: Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết. Như vậy, người điều khiển phương tiện cơ giới không được dừng, dỗ xe trên phần đường xe chạy, rất nguy hiểm. Khoản 6, điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 6 – 8 triệu đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; không có báo hiệu để người lái xe khác biết khi buộc phải dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định; quay đầu xe trên đường cao tốc.

C. Được dừng, đỗ nhưng phải đảm bảo an toàn

46. Người lái xe cố tình không phân biệt làn đường, vạch phân làn, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều được coi là hành vi nào trong các hành vi dưới đây?

A. Là bình thường

B. Là thiếu văn hóa giao thông

Đáp án đúng: B. Người lái xe nếu cố tình không phân biệt làn đường, vạch phân làn, phóng nhanh, vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi vào đường cấm, đường một chiều được coi là thiếu văn hóa giao thông. Không những vậy, đây còn là những hành vi bị cấm và có thể bị xử phạt nghiêm theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

C. Là có văn hóa giao thông

47. Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm hoặc khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông có bị nghiêm cấm hay không?

A. Không bị nghiêm cấm

B. Nghiêm cấm tùy từng trường hợp cụ thể

C. Bị nghiêm cấm

Đáp án đúng: C. Hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 8 Luật Giao thông đường bộ. Những hành vi trên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc có thể bị xử lý hình sự.

48. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

B. Bỏ trốn sau khi gây ra tai nạn để trốn tránh trách nhiệm

C. Cả ý 1 và ý 2

Đáp án đúng: C. Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông; Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn; Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông…. Những hành vi trên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc có thể bị xử lý hình sự.

49. Khi xảy ra tai nạn giao thông, những hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?

A. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn.

Đáp án đúng: A. Điều 8 Luật Giao thông đường bộ quy định rõ các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó: Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông; Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn; Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông…. Những hành vi trên, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng có thể bị xử phạt theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc có thể bị xử lý hình sự.

B. Sơ cứu người bị nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

C. Sơ cứu người gây tai nạn khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép

50. Khi điều khiển xe mô tô tay ga xuống đường dốc dài, độ dốc cao, người lái xe cần thực hiện các thao tác nào dưới đây để đảm bảo an toàn?

A. Giữ tay ga ở mức độ phù hợp, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

Đáp án đúng: A. Khi điều khiển mô tô tay ga xuống dốc, tuyệt đối không được tắt động cơ hoặc tắt chìa khóa vì hành động này khiến hệ thống hãm số trên chiếc xe tay ga bị ngắt, chiếc xe sẽ trôi tự do xuống dốc rất nguy hiểm.

B. Nhả hết tay ga, tắt động cơ, sử dụng phanh trước và phanh sau để giảm tốc độ

C. Sử dụng phanh trước để giảm tốc độ kết hợp với tắt chìa khóa điện của xe.

Hoàng Hiệp (còn nữa)

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/vn/oto-xe-may/tu-van/thi-thu-cau-hoi-diem-liet-sat-hach-gplx-khong-quan-sat-duoc-phia-sau-lui-xe-nhu-the-nao-663059.html