Thị trường tài chính 24h: Chứng khoán nửa cuối năm được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực

VN-Index giảm nhẹ; Thách thức nợ xấu; Bệ đỡ cho thị trường; Chọn hướng cho dòng tiền; Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 30/7 giảm 500.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 77,00 – 79,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ giảm 3,2 USD xuống 2.383,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá tăng nhẹ lên gần 2.390 USD, trước khi lùi về gần 2.385 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,57 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 30/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.257 đồng/USD, tăng 5 đồng so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.120 – 25.460 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm từ 67.700 xuống 66.800 USD, thì sang ngày hôm nay đã giằng co và rung lắc nhẹ quanh ngưỡng 66.500 USD/BTC cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,07 USD (-0,09%), xuống 75,74 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,08 USD (-0,10%), xuống 79,70 USD/thùng.

VN-Index giảm nhẹ

Sau phiên sáng khá ảm đạm khi thị trường không tìm được chất xúc tác nào đáng kể, thị trường bước vào phiên chiều có dòng tiền cải thiện hơn, nhưng mức độ tập trung vẫn ở một số ít các mã nhỏ, trong khi nhịp rung lắc của VN-Index khi chạm gần 1.250 điểm và lùi về dưới 1.240 điểm, trước khi thu hẹp đà giảm về cuối phiên không làm nhà đầu tư quá chú ý.

Kết thúc phiên giao dịch 30/7: VN-Index giảm 1,54 điểm (-0,12%), xuống 1.245,06 điểm; HNX-Index giảm 1,65 điểm (-0,69%), xuống 235,87 điểm; UpCoM-Index giảm 0,22 điểm (-0,23%), xuống 95,24 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Hai (29/7), khi các nhà đầu tư nín thở trước một loạt các báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty công nghệ lớn, quyết định chính sách của Fed và dữ liệu việc làm quan trọng của Mỹ, tất cả sẽ được công bố trong tuần này.

Một loạt các dữ liệu khác cũng sẽ được giới đầu tư xem xét đánh giá trong tuần này, báo cáo việc làm, bảng lương phi nông nghiệp, để có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường lao động.

Kết thúc phiên 29/7: Chỉ số Dow Jones giảm 49,41 điểm (-0,12%), xuống 40.539,93 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 4,44 điểm (+0,08%), lên 5.463,54 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,32 điểm (+0,07%), lên 17.370,20 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản đảo chiều tăng nhẹ vào cuối phiên, trong khi sự thận trọng vẫn chiếm ưu thế trước các cuộc họp quan trọng của ngân hàng trung ương ở Nhật Bản và Mỹ trong tuần.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,15% lên 38.525,95 điểm. Chỉ số Topix giảm 0,19% xuống 2.754,45 điểm.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) dự kiến sẽ công bố kế hoạch thắt chặt định lượng tại cuộc họp tuần này, nhưng thị trường đang chia rẽ về việc khả năng BOJ sẽ có quyết định về việc tăng lãi suất.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi sự bi quan về triển vọng kinh tế gia tăng, trong khi các nhà đầu tư vẫn đứng bên lề trước thềm cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị nước này.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,43% xuống 2.87930 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,63% xuống 3.369,38 điểm.

Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu PMI sản xuất tháng 7 vào thứ Tư và giới phân tích dự báo hoạt động sản xuất có thể bị thu hẹp, nhấn mạnh sự cấp bách ngày càng tăng đối với các nhà hoạch định chính sách để có thêm nhiều biện pháp kích thích hơn nữa.

Mặt khác, các nhà đầu tư cũng chờ đợi kết quả của cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị sắp tới.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, khi giới đầu tư thận trọng chờ đợi dữ liệu PMI của Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 1,37% xuống 17.002,91 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 1,54% xuống 5.986,69 điểm.

Chỉ số sản xuất PMI dự kiến sẽ giảm xuống 49,4 điểm trong tháng 6 từ mức 49,5 trong tháng 5, theo kết quả của một cuộc khảo sát từ Bloomberg.

Thêm vào những lo ngại trên thị trường chung, nhà phát triển bất động sản Hang Lung Properties đã giảm 11,7%, sau khi báo cáo sự sụt giảm lợi nhuận và thông báo chi trả cổ tức theo tỷ lệ thấp hơn công bố.

Trong khi đó, Standard Chartered đã phục hồi và tăng gần 5%, sau khi công bố kế hoạch mua lại cổ phiếu trị giá 1,5 tỷ USD, chương trình mua lại cổ phiếu lớn nhất từ trước đến nay của ngân hàng này.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định lãi suất của Fed và kết quả kinh doanh từ các công ty công nghệ lớn. Đóng cửa, chỉ số Kospi giảm 27,34 điểm, tương đương 0,99%, xuống 2.738,19 điểm.

Hết các cổ phiếu vốn hóa lớn đều giảm, với Samsung Electronics giảm 0,25%, SK hynix giảm 3,43%, Hyundai Motor giảm 2,2% và Hyundai Mobis giảm 263%.

Kết thúc phiên 30/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 57,32 điểm (+0,15%), lên 38.525,95 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 12,55 điểm (-0,43%), xuống 2.879,30 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 235,43 điểm (-1,37%), xuống 17.002,91 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 27,34 điểm (-0,99%), xuống 2.738,19 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Thách thức nợ xấu

Số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tỷ lệ nợ xấu nội bảng ở mức 4,94% tính đến cuối tháng 5/2024, nếu cộng cả nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn khác thì con số này tăng lên 6,9%..>> Chi tiết

- Bệ đỡ cho thị trường

Nhìn về nửa cuối năm 2024, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực..>> Chi tiết

- Chọn hướng cho dòng tiền

Thị trường đã đi hết già nửa năm 2024 với nhiều biến động, câu hỏi nên đầu tư gì tiếp theo luôn là một câu hỏi khó tựa “tìm ngọc trong đá” với hầu hết nhà đầu tư..>> Chi tiết

- Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp chính sách tuần này nhưng có thể mở ra cánh cửa cắt giảm lãi suất sớm nhất là vào tháng 9 bằng cách thừa nhận lạm phát đã tiến gần hơn đến mục tiêu 2%..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-chung-khoan-nua-cuoi-nam-duoc-ho-tro-boi-nhieu-thong-tin-tich-cuc-post350412.html