Thị trường tài chính 24h: Đầu cơ cổ phiếu nhóm thép và đạm có rủi ro cao
VN-Index chưa thể lấy lại mốc 1.250 điểm; Nhu cầu cân đối vốn đang 'căng'; Khó lường với cổ phiếu thép, đạm; Cổ phiếu bất động sản tạo điểm nhấn; USD mạnh mang tới 'nỗi đau' cho mọi thị trường… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, sau khi mở cửa sáng nay 12/9 giảm 50.000 đồng/lượng so với ngày cuối tuần trước, giá vàng SJC tại Hà Nội vào cuối ngày hôm nay đã tăng thêm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,20 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ tăng 8,2 USD lên mức 1.717,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tăng tiếp lên 1.725 USD/ounce và giằng co nhẹ quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 108,23 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 12/9 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.253 đồng/USD, giảm 10 đồng so với cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.390 – 23.670 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng nhẹ lên 21.700 USD, thì sang phiên hôm nay đã tiếp tục nhích lên và vượt 22.100 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,92 USD (+1,06%), lên 87,71 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 1,09 USD (+1,17%), lên 93,93 USD/thùng.
VN-Index tăng không đáng kể
Trong phiên sáng, VN-Index biến động lình xình quanh mốc 1.255 điểm. Đáng chú ý, hôm nay là phiên đầu tiên sàn HOSE áp dụng việc bán lô lẻ nhưng thanh khoản cũng không sôi động hơn.
Bước sang phiên chiều, giao dịch tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm bởi dòng tiền tham gia khá nhỏ giọt. Chỉ số VN-Index theo đó chỉ duy trì đà tăng nhẹ trước khi thu hẹp biên độ về cuối phiên.
Xét về nhóm ngành, nhóm chứng khoán sau nhịp tăng nhẹ ở phiên sáng đã quay đầu điều chỉnh với các mã dẫn đầu như SSI, HCM, VND, VCI đều mất điểm, đáng kể là VCI giảm hơn 3,2%.
Nhóm ngân hàng cũng là kém tích cực với sắc đỏ chiếm áp đảo, ngoại trừ VCB, CTG, LPB chỉ tăng trên dưới 0,5%.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 10,34 triệu đơn vị với tổng giá trị mua ròng 166,38 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 12/9: VN-Index tăng 0,84 điểm (+0,07%), lên 1.249,62 điểm; HNX-Index giảm 1,55 điểm (-0,54%), xuống 283,08 điểm; UPCoM-Index giảm 0,4 điểm (-0,44%), xuống 90,25 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Phố Wall tăng điểm trong phiên ngày thứ thứ Sáu (09/9), nhờ lực mua bắt đáy sau sau những quan điểm diều hâu của Fed về lãi suất.
Trong tuần, Dow Jones tăng 2,66%, S&P 500 tăng 3,65% và Nasdaq Composite tăng 4,14%.
Các nhà phân tích cho rằng sự phục hồi của thị trường trong tuần qua liên quan nhiều hơn đến hoạt động bán ra quá mức trước đó, khi sự không chắc chắn vẫn lớn về lạm phát và mức độ tăng lãi suất của Fed.
Hiện giới đầu tư đang chờ báo cáo về giá tiêu dùng tháng Tám được công bố trong tuần tới. Theo dự báo, lạm phát sẽ ở mức 8,1% giảm nhẹ so với mức 8,5% trong tháng Bảy.
Kết thúc phiên 9/9, chỉ số Dow Jones tăng 377,19 điểm (+1,19%), lên 32.151,71 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 61,18 điểm (+1,53%), lên 4.067,36 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 250,18 điểm (+2,11%), lên 12.112,31 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản tăng nhờ sự thúc đẩy của các cổ phiếu lớn và nhóm liên quan đến du lịch.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,16% lên 28.542,11 điểm. Chỉ số tăng 0,75% lên 1.980,22 điểm.
Các cổ phiếu lớn có phiên tích cực với Fast Retailing 2,29%, SoftBank Group tăng 2,49% và Tokyo Electron tăng 1,21%.
Nhóm cổ phiếu ngành du lịch và bán lẻ cũng đã đồng loạt tăng, sau khi một báo cáo cho biết chính phủ Nhật Bản đang xem xét loại bỏ giới hạn về lượng du khách nước ngoài được phép nhập cảnh vào tháng 10.
Theo đó, cổ phiếu các nhà khai thác cửa hàng bách hóa đã tăng, với Isetan Mitsukoshi Holdings tăng 4,7%, J.Front Retailing tăng 2,61% và Takashimaya tăng 2,96%.
Ngoài ra, cổ phiếu đường sắt và hàng không là những lĩnh vực tăng điểm hàng đầu trong số 33 chỉ số phụ ngành của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo, lần lượt tăng 2,35% và 2,27%.
Trong đó, ANA Holdings và Japan Airlines tăng lần lượt 2,54% và 1,96%, Keisei Electric Railway tăng 3,56%.
Chứng khoán Trung Quốc nghỉ giao dịch tết Trung Thu.
Chứng khoán Hồng Kông nghỉ giao dịch tết Trung Thu.
Chứng khoán Hàn Quốc vẫn đang trong ngày nghỉ còn lại của Tết Trung thu.
Kết thúc phiên 12/9: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 327,36 điểm (+1,16%), lên 28.542,11 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Nhu cầu cân đối vốn đang “căng”
Lãi suất liên ngân hàng tăng vọt trong tuần trước báo hiệu việc cân đối nguồn vốn của các ngân hàng đang khó khăn hơn..>> Chi tiết
- Khó lường với cổ phiếu thép, đạm
Khủng hoảng năng lượng tại châu Âu do xung đột giữa các cường quốc khiến giá phân bón và thép tăng trong bối cảnh khó lường, nên đầu cơ cổ phiếu nhóm ngành này có rủi ro cao hơn..>> Chi tiết
- Cổ phiếu bất động sản tạo điểm nhấn
VN-Index cuối tuần qua thoát khỏi quán tính giảm với điểm nhấn là nhóm cổ phiếu bất động sản..>> Chi tiết
- USD mạnh mang tới “nỗi đau” cho mọi thị trường
USD ngày một mạnh hơn hiện là mối lo ngại lớn nhất với các thành viên thị trường tài chính toàn cầu..>> Chi tiết