Thị trường tài chính 24h: Đầu tư công là động lực tăng trưởng trong trung hạn

VN-Index nhích nhẹ; Ngân hàng đẩy vốn cho vay cuối năm; Cổ phiếu đầu tư công, kỳ vọng năm 2023; 'Dài cổ' chờ T+0; Bài học từ sự phát triển bền vững; Fed đang làm xẹp bong bóng tài chính mà không gây ra sự cố trên thị trường…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC tại Hà Nội sau khi mở cửa sáng nay 9/12 tăng 50.000 đồng/lượng so với ngày hôm qua, thì vào cuối ngày đã giảm 100.000 đồng/lượng, hiện niêm yết tại 66,30 – 67,12 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 3 USD lên mức 1.789,5 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiến lên gần 1.800 USD, nhưng đã bị đẩy ngược về gần 1.790 USD/ounce vào cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,81 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 9/12 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 23.657 đồng/USD, giảm 2 đồng so với hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 23.420 – 23.700 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng lên 17.200 USD, thì sang phiên hôm nay đã gần như chỉ đi ngang quanh ngưỡng này cho đến cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,67 USD (+0,94%), lên 72,13 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,61 USD (+0,80%), lên 76,76 USD/thùng.

VN-Index nhích nhẹ

Dòng tiền thận trọng khiến thanh khoản sụt giảm mạnh cùng trạng thái phân hóa đã tạo xu hướng rung lắc và giằng co của VN-Index.

Sau giờ nghỉ trưa, một số mã bluechip đã tạo động lực giúp VN-Index chạm mốc 1.060 điểm. Tuy nhiên, đà tăng nhanh chóng thu hẹp và thị trường lại quay lại xu hướng rung lắc và đóng cửa tăng nhẹ.

Đáng chú ý, thanh khoản thị trường giảm mạnh với tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE chưa tới 13.000 tỷ đồng, là mức thấp nhất trong 11 phiên gần đây.

Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 19,67 triệu đơn vị, tổng giá trị mua ròng 477,78 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch 9/12: VN-Index tăng 1,28 điểm (+0,12%), lên 1.051,81 điểm; HNX-Index tăng 1,62 điểm (+0,75%), lên 217 điểm; UPCoM-Index giảm 0,02 điểm (-0,03%), xuống 71,6 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Phố Wall tăng trong phiên thứ Năm (8/12), khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp hàng tuần tại Mỹ tăng lên cho thấy tốc độ tăng lãi suất có thể sớm chậm lại.

Dữ liệu cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng nhẹ. Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp liên tục đã đặt mức cao nhất kể từ tháng 02/2022, một bước đi đúng hướng đối với nền kinh tế để có thể thúc đẩy câu chuyện rằng thị trường lao động cần bị phá vỡ để Fed có thể giảm lạm phát thành công.

Sự chú ý của nhà đầu tư vẫn tập trung vào cuộc họp chính sách của Fed vào tuần tới, tại đó ngân hàng trung ương được nhiều kỳ vọng sẽ quyết định nâng lãi suất thêm 0,5%.

Kết thúc phiên 8/12, chỉ số Dow Jones tăng 183,56 điểm (+0,55%), lên 33.781,48 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 29,59 điểm (+0,75%), lên 3.963,51 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 123,45 điểm (+1,13%), lên 11.082,00 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản tăng, dẫn đầu là các cổ phiếu liên quan đến chip và các cổ phiếu lớn, và khi hy vọng ngày càng tăng rằng việc Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid-19 sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 tăng 1,18% lên 27.901,01 điểm. Trong tuần, chỉ số này tăng 0,44%. Chỉ số Topix tăng 1,03% lên 1.961,56 và tăng 0,39% trong tuần.

Cổ phiếu liên quan đến chip Advantest mã hoạt động tốt nhất trên Nikkei 225, với mức tăng 5,78%. Peer Tokyo Electron tăng 2,93%, SoftBank Group tăng 1,2% và nhà sản xuất linh kiện điện tử TDK tăng 3,43%.

Ngoài ra, những người tham gia thị trường đã trở nên lạc quan về Trung Quốc sau khi nới lỏng các hạn chế do COVID, ông nói.

Nhà sản xuất mỹ phẩm Shiseido, một trong những cổ phiếu có khả năng được hưởng lợi từ sự phục hồi trong chi tiêu của người tiêu dùng Trung Quốc, đã tăng 3,24%.

Chứng khoán Trung Quốc tăng khi các nhà đầu tư tiếp tục đặt cược vào các doanh nghiệp sẽ hồi phục nhanh nhờ chính sách xoay trục COVID của Trung Quốc.

Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,3% lên 3.206,95 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip tăng 0,99% lên 3.998,24 điểm.

Các nhà đầu tư đang ngày càng lạc quan về sự phục hồi của chứng khoán Trung Quốc, khi các nhà chức trách nới lỏng đáng kể các biện pháp nghiêm ngặt đối với COVID-19 trong tuần này, bao gồm cắt giảm các yêu cầu xét nghiệm, kiểm dịch và phong tỏa.

“Với lộ trình mở cửa trở lại đã định, chúng tôi tin rằng chứng khoán Trung Quốc sẽ hoạt động tốt hơn thị trường mới nổi và thị trường toàn cầu,” Morgan Stanley cho biết.

Phản ánh sự lạc quan ngày càng tăng đối với Trung Quốc, thị trường chứng khoán nước này đã ghi nhận 8,5 tỷ USD dòng vốn nước ngoài vào tháng 11. Điều đó hoàn toàn trái ngược với dòng tiền chảy ra ồ ạt trong nửa đầu năm nay.

Chứng khoán Hồng Kông tăng vọt nhờ nhóm cổ phiếu bất động sản Đại lục.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 2,32% lên 19.900,87 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 2,51% lên 6.834,21 điểm.

Phiên này, chỉ số phụ theo dõi các nhà phát triển bất động sản Đại lục đã tăng tơí10% lên mức cao nhất trong 4 tháng.

Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được dẫn dắt bởi các nhà sản xuất chip và cổ phiếu nền tảng internet.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 17,96 điểm, tương đương 0,76%, lên 2.389,04 điểm Nhưng chỉ số giảm tuần thứ tư liên tiếp, mất1,86% trong tuần qua.

Dẫn đầu chỉ số là các nhà sản xuất chip theo dõi sự gia tăng mạnh mẽ của Chỉ số Chất bán dẫn Philadelphia với Samsung Electronics tăng 2,03% và SK Hynix tăng 3,43%.

Các công ty nền tảng Naver và Kakao lần lượt tăng thêm 5,12% và 4,68%.

Kết thúc phiên 9/12: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 326,58 điểm (+1,18%), lên 27.901,01 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải 9,60 điểm (+0,30%), lên 3.206,95 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 450,64 điểm (+2,32%), lên 19.990,87 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 17,96 điểm (+0,76%), lên 2.389,04 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Ngân hàng đẩy vốn cho vay cuối năm

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng (room) cho toàn hệ thống ngân hàng thêm 1,5 - 2%. Như vậy, ngân hàng có dư địa cho vay và sẽ có thêm khoảng 200.000 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế..>> Chi tiết

- Cổ phiếu đầu tư công, kỳ vọng năm 2023

Đầu tư công được coi là động lực tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong trung hạn, trước mắt sẽ mang lại triển vọng cho nhóm nhà thầu xây dựng..>> Chi tiết

- "Dài cổ" chờ T+0

Việc cho phép vừa mua vừa bán chứng khoán trong ngày (T+0) là một trong những giải pháp góp phần tăng tính thanh khoản của thị trường, đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư, song đến nay vẫn chưa thực hiện được.>> Chi tiết

- Bài học từ sự phát triển bền vững

VN-Index giảm tới 40% so với mức đỉnh được thiết lập hồi đầu năm 2022 một lần nữa nhắc nhở các thành viên thị trường về sự phát triển bền vững và an toàn..>> Chi tiết

- Fed đang làm xẹp bong bóng tài chính mà không gây ra sự cố trên thị trường

Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cho đến nay vẫn chưa đạt được nhiều thành công trong việc chống lại lạm phát cao ngất ngưởng, nhưng chiến dịch thắt chặt tiền tệ của Fed đang có tác động lớn trong việc làm xẹp bong bóng tài sản đã phình to trong thời kỳ đại dịch..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-dau-tu-cong-la-dong-luc-tang-truong-trong-trung-han-post311624.html