Thị trường tài chính 24h: Giá vàng thế giới lao dốc
VN-Index hồi phục nhẹ; Ngân hàng Nhà nước có đủ nguồn lực và quyết tâm bình ổn thị trường vàng; Thị trường chứng khoán đang có môi trường lý tưởng, sẽ giữ xu thế uptrend; Chuyện lãnh đạo chuyển cổ phần sang công ty riêng; Bộ Tài chính Mỹ nỗ lực cải thiện tính thanh khoản của thị trường… là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.
Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin
Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC sau khi mở cửa sáng nay ngày 7/6 không đổi so với cuối ngày hôm qua, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên hôm qua tại Mỹ tăng 20,8 USD lên 2.376,1 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng tiếp tục tăng lên 2.390 USD, nhưng đã bất ngờ đổ đèo và giảm mạnh về 2.340 USD/ounce vào cuối ngày.
Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,06 điểm.
Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 7/6 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.241 đồng/USD, không đổi so với phiên hôm qua. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.213 – 25.453 đồng/USD.
Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua giảm nhẹ từ 71.300 USD lên 70.900 USD thì sang ngày hôm nay đã đi ngang với biên độ hẹp nhưng đã nhích trở lại trên ngưỡng 71.000 USD/BTC vào cuối ngày.
Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,03 USD (+0,04%), lên 75,58 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,03 USD (+0,04%), lên 79,90 USD/thùng.
VN-Index tăng nhẹ
Tâm lý thận trọng lan rộng khiến VN-Index khó tiến xa sau khi tăng nhẹ đầu phiên và một lần nữa “chào thua” trước ngưỡng cản mạnh 1.290 điểm.
Thị trường vẫn duy trì trạng thái giao dịch ảm đạm ở nửa cuối phiên. Chỉ số VN-Index “mắc kẹt” với những nhịp hồi áp sát mốc 1.290 điểm đều nhanh chóng thoái lui. Thanh khoản thấp nhất trong 10 phiên khi tổng giá trị giao dịch toàn sàn HOSE chưa tới 18.000 tỷ đồng.
Tính chung trên toàn thị trường, nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng 17,98 triệu đơn vị, tổng giá trị bán ròng 507,23 tỷ đồng.
Kết thúc phiên giao dịch 7/6: VN-Index tăng 4,02 điểm (+0,31%) lên 1.287,58 điểm; HNX-Index tăng 0,8 điểm (+0,33%) lên 244,99 điểm; UPCoM-Index tăng 0,54 điểm (+0,55%), lên 98,86 điểm.
Chứng khoán Mỹ
Chứng khoán Mỹ ít thay đổi trong phiên thứ Năm (6/6), khi giới đầu tư chậm lại chờ đợi báo cáo việc làm quan trọng sẽ được thông báo vào ngày mai.
Các nhà giao dịch nhận thấy 68% cơ hội giảm lãi suất vào tháng 9, theo công cụ FedWatch của CME.
Một số người tham gia thị trường cũng chỉ ra áp lực ngày càng tăng đối với Fed khi cả Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Canada bắt đầu chu kỳ nới lỏng.
Kết thúc phiên 6/6: Chỉ số Dow Jones tăng 78,84 điểm (+0,20%), lên 38.8086,17 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,07 điểm (-0,02%), xuống 5.352,96 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 14,78 điểm (-0,08%), xuống 17.173,12 điểm.
Chứng khoán châu Á
Chứng khoán Nhật Bản ít thay đổi, các nhà đầu tư chững lại và quan sát hướng đi tiếp theo từ báo cáo việc làm quan trọng của Mỹ sẽ được công bố vào cuối ngày và các cuộc họp của Fed và Ngân hàng trung ương Nhật Bản vào tuần tới.
Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 0,05% xuống 38.683,93 điểm. Tính chung cả tuần, chỉ số này tăng 0,44%.
Chỉ số Topix giảm nhẹ 0,08% xuống 2.755,03 điểm và giảm 0,63% trong tuần.
"Thật khó để các nhà đầu tư chủ động mua cổ phiếu hơn, trước các dữ liệu và sự kiện quan trọng trong những ngày tới đây", Jun Morita, Giám đốc bộ phận nghiên cứu tại Chibagin Asset Management cho biết.
Trong số các cổ phiếu riêng lẻ, Shionogi giảm 14% sau khi công ty cho biết thuốc giảm cân của họ không đạt được tỷ lệ mục tiêu giảm cân là 5% trong giai đoạn thử nghiệm tiếp theo.
Thông tin đáng chú ý là Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ họp vào thứ Năm và thị trường dự báo gần như chắc chắn về đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên. Trong khi đó, Fed và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tổ chức các cuộc họp chính sách vào tuần tới.
Chứng khoán Trung Quốc nhích nhẹ, khi dữ liệu xuất khẩu trong tháng 5 tích cực hơn dự báo.
Đóng cửa, Shanghai Composite tăng 0,08% lên 3.051,28 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 050% xuống 3.574,11 điểm.
Kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 5. Trong khi đó, nhập khẩu chỉ đi lên 1,8% so với một năm trước.
Kết quả là, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 82,6 tỷ USD trong tháng 5. Trước đó, các nhà kinh tế dự đoán xuất khẩu sẽ tăng 5,7% so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu đi lên 4,3%.
Chứng khoán Hồng Kông giảm nhẹ, sau khi dữ liệu chính thức cho thấy nhập khẩu của Trung Quốc chậm lại, nhấn mạnh thách thức mà nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt trong việc phục hồi nhu cầu trong nước.
Đóng cửa, Hang Seng-Index giảm 0,59% xuống 18.366,95 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises giảm 0,68% xuống 6.510,37 điểm.
Chứng khoán Hàn Quốc tăng, được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất chip và pin lớn.
Đóng cửa, chỉ số KOSPI tăng 33,17 điểm, tương đương 1,23%, lên 2.722,67 điểm.Tính chung cả tuần, KOSPI tăng 3,1% sau ba tuần giảm liên tiếp.
Cổ phiếu các nhà sản xuất chip Samsung Electronics giảm 0,13%, nhưng SK Hynix tăng vọt hơn 7,1%%. Các nhà sản xuất pin như LG Energy Solution tăng 2,13%, các công ty cùng ngành Samsung SDI và SK Innovation lần lượt tăng 1,92% và 0,19%.
Kết thúc phiên 7/6: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 19,58 điểm (-0,05%), xuống 38.683,93 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 2,48 điểm (+0,08%), lên 3.051,28 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 109,85 điểm (-0,59%), xuống 18.366,95 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc tăng 33,17 điểm (+1,23%), lên 2.722,67 điểm.
Các thông tin đáng chú ý khác
- Ngân hàng Nhà nước có đủ nguồn lực và quyết tâm bình ổn thị trường vàng
Trước thông tin thất thiệt đang lan truyền về việc Ngân hàng Nhà nước thiếu vàng để bán, nhà điều hành đã chính thức lên tiếng..>> Chi tiết
- Thị trường chứng khoán đang có môi trường lý tưởng, sẽ giữ xu thế uptrend
"Lãi suất ở mức thấp, vĩ mô ổn định, tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp phục hồi là môi trường lý tưởng với thị trường chứng khoán và đây sẽ là kênh đi đầu, mang lại hiệu quả nhanh hơn cho nhà đầu tư so với chốt lời bất động sản"..>> Chi tiết
- Chuyện lãnh đạo chuyển cổ phần sang công ty riêng
Nhiều “đại gia” có nhu cầu tập trung tài sản về một đầu mối để thuận lợi cho việc quản lý, đồng thời mang lại nhiều lợi ích khác..>> Chi tiết
- Bộ Tài chính Mỹ nỗ lực cải thiện tính thanh khoản của thị trường
Ông Joshua Frost, Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ về Thị trường Tài chính, cho biết Bộ Tài chính Mỹ đã đạt được nhiều tiến bộ quan trọng hướng tới mục tiêu thúc đẩy một thị trường tài chính an toàn, minh bạch và có tính thanh khoản cao..>> Chi tiết