Thị trường tài chính 24h: Xu hướng phân hóa dự báo sẽ tiếp diễn trong nửa cuối năm

VN-Index giảm hơn 10 điểm; Có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng; Chọn cổ phiếu giữa thị trường phân hóa; Kiên nhẫn hơn với rung lắc; Trung Quốc cắt giảm lãi suất ngắn hạn quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Giá vàng, ngoại tệ, dầu thô, bitcoin

Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng SJC mở cửa sáng nay ngày 22/7 không đổi so với ngày cuối tuần trước, thì vào cuối ngày hôm nay đã chưa có thêm điều chỉnh nào, hiện đứng ở mức 78,50 – 80,00 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Trên thị trường vàng thế giới, giá vàng giao ngay chốt phiên cuối tuần qua tại Mỹ giảm 43,7 USD xuống 2.400,8 USD/ounce. Sang phiên châu Á sáng nay, giá vàng chững lại và đi ngang ở ngay ngưỡng trên cho đến cuối ngày.

Tại thị trường ngoại hối, chỉ số US Dollar Index (DXY) đứng ở mức 104,20 điểm.

Tỷ giá trung tâm trong nước ngày hôm nay 22/7 được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.261 đồng/USD, tăng 15 đồng so với ngày cuối tuần trước. Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại chiều nay giao dịch phổ biến ở mức 25.154 – 25.454 đồng/USD.

Trên thị trường tiền kỹ thuật số, đồng Bitcoin sau ngày hôm qua tăng từ 66.800 lên 67.500 USD, thì sang ngày hôm nay đã có lúc lên 68.300 USD, trước khi lùi về 67.500 USD/BTC vào cuối ngày.

Thị trường dầu mỏ, vào cuối giờ chiều nay theo giờ châu Á, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,19 USD (-0,24%), xuống 79,94 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent giảm 0,16 USD (-0,19%), xuống 82,47 USD/thùng.

VN-Index tiếp tục giảm

Sau phiên sáng giảm điểm và thủng hỗ trợ 1.250 điểm, thị trường bước vào phiên chiều tiếp tục lùi bước. Tuy nhiên, VN-Index chỉ giảm thêm đôi chút trước khi ngưỡng hỗ trợ trên thêm một lần phát huy tác dụng và kéo chỉ số dần thu hẹp đà giảm.

Thậm chí có thời điểm đã chạm gần 1.260 điểm, trước khi bị đẩy ngược trở lại ở những phút cuối.

Kết thúc phiên giao dịch 22/7: VN-Index giảm 10,14 điểm (-0,80%), xuống 1.254,64 điểm; HNX-Index giảm 2,14 điểm (-0,89%), xuống 238,38 điểm; UpCoM-Index giảm 1,12 điểm (-1,16%), xuống 95,65 điểm.

Chứng khoán Mỹ

Chứng khoán Mỹ giảm trong phiên thứ Sáu (19/7), khi giới đầu tư tiếp tục chốt lời trên diện rộng.

Nhà đầu tư trước đó đã rút tiền ra khỏi các cổ phiếu công nghệ lớn và dịch chuyển tiền đó sang các lĩnh vực khác, bao gồm các công ty vốn hóa nhỏ, nhưng ngay cả nhóm này cũng bị bán trong phiên cuối tuần này với chỉ số Russell 2000 giảm 0,63%

Trong tuần, Dow Jones tăng 0,72%, trong khi S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt giảm 1,97% và 3,65%,

Kết thúc phiên 19/7: Chỉ số Dow Jones giảm 377,49 điểm (-0,93%), xuống 40.287,53 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 39,59 điểm (-0,71%), xuống 5.505,00 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 144,28 điểm (-0,81%), xuống 17.726,94 điểm.

Chứng khoán châu Á

Chứng khoán Nhật Bản giảm, khi các cổ phiếu liên quan đến chip tiếp tục đà lao dốc.

Đóng cửa, chỉ số Nikkei 225 giảm 1,16% xuống 39.599,00 điểm. Chỉ số Topix rộng hơn giảm 1,16% xuống 2.827,53 điểm.

Cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị chip Tokyo Electron giảm 2,57% và ảnh hưởng xấu nhất đến Nikkei 225. Theo sau là Nhà sản xuất thiết bị kiểm tra chip Advantest mất 3,53% và nhà sản xuất tấm silicon Shin-Etsu Chemical giảm 2,15%.

Chứng khoán Trung Quốc giảm, khi các nhà đầu tư bán mạnh cổ phiếu ngân hàng và năng lượng sau khi mục tiêu mới của chính sách nước này hướng đến ưu tiên nhóm công nghệ.

Đóng cửa, Shanghai Composite giảm 0,61% xuống 2.964,22 điểm. Chỉ số CSI 300 bluechip giảm 0,68% xuống 3.514,92 điểm.

Trung Quốc đã phát hành một tài liệu chính sách mới sau cuộc họp Hội nghị quan trọng của Đảng Cộng sản nước này vào Chủ nhật, phác thảo những tham vọng, từ phát triển các ngành công nghiệp tiên tiến đến cải thiện môi trường kinh doanh.

"Chính sách của Bắc Kinh chủ yếu hỗ trợ lĩnh vực công nghệ, vì vậy, cổ phiếu tài chính và năng lượng, vốn đã hoạt động mạnh trong đợt hồi phục gần đây đã bị chốt lời trong phiên hôm nay", Yang Tingwu, Phó tổng giám đốc tài sản cho biết quản lý Tongheng Investment cho biết.

Cổ phiếu tài chính dẫn đầu đà giảm khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ cải cách lĩnh vực này để hỗ trợ nền kinh tế thực. Các nhà đầu tư cũng dự báo biên lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ mỏng hơn, khi chính quyền thúc đẩy chi phí đi vay thấp hơn.

Trong một động thái khác, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt đã bất ngờ giảm lãi suất chính sách ngắn hạn lần đầu tiên sau gần một năm. PBOC cho biết, lãi suất repo ngược kỳ hạn 7 ngày sẽ được giảm 10 điểm cơ bản xuống 1,7%. Động thái này nhằm tối ưu hóa cơ chế vận hành thị trường mở và tăng cường hỗ trợ tài chính cho nền kinh tế.

Chứng khoán Hồng Kông tăng, khi các nhà đầu tư phản ứng tích cực với động thái cắt giảm lãi suất của ngân hàng trung ương Trung Quốc.

Đóng cửa, Hang Seng-Index tăng 1,25% lên 17.636,24 điểm. Chỉ số Hang Seng China Enterprises tăng 1,44% lên 6.253,79 điểm.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cho biết: “Động thái cắt giảm lãi suất của PBOC là một bất ngờ mang tính ôn hòa, do các nhà đầu tư phần lớn dự báo PBOC sẽ chờ đợi cuộc họp của Fed và Bộ Chính trị Trung Quốc vào tháng 7 rồi mới có những bước đi tiếp theo”.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm, dẫn đầu bởi tổn thất cổ phiếu liên quan đến pin và năng lượng.

Đóng cửa, chỉ số KOSPI giảm 31,95 điểm, tương đương 1,14% xuống 2.763,51 điểm. Cổ phiếu công ty pin LG Energy Solution giảm gần 5%, sau thông tin gần đây về việc đình chỉ xây dựng nhà máy chung tại Mỹ với General Motors, trong bối cảnh thị trường xe điện trì trệ.

Kết thúc phiên 22/7: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 464,79 điểm (-1,16%), xuống 39.599,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 18,09 điểm (-0,61%), xuống 2.964,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 218,20 điểm (+1,25%), lên 17.635,88 điểm. Chỉ số Kospi tại Hàn Quốc giảm 31,95 điểm (-1,14%), xuống 2.763,51 điểm.

Các thông tin đáng chú ý khác

- Có thể hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng đạt 6% trong nửa đầu năm 2024 - đạt yêu cầu của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và kỳ vọng sức hấp thụ vốn của nền kinh tế cải thiện trong nửa cuối năm sẽ giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 14-15% đề ra cho cả năm..>> Chi tiết

- Chọn cổ phiếu giữa thị trường phân hóa

Từ đầu năm đến nay, “phân hóa” có lẽ là từ được giới đầu tư chứng khoán nhắc đến nhiều nhất. Xu hướng này dự báo sẽ còn tiếp diễn trong nửa cuối năm..>> Chi tiết

- Kiên nhẫn hơn với rung lắc

Dù thị trường tiếp tục điều chỉnh trong tuần qua nhưng xu hướng tăng ngắn hạn vẫn chưa bị vi phạm. Theo đó, các vị thế ngắn hạn đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao cần kiên nhẫn hơn với các diễn biến rung lắc mạnh hiện tại..>> Chi tiết

- Trung Quốc cắt giảm lãi suất ngắn hạn quan trọng để hỗ trợ nền kinh tế

Hôm thứ Hai (22/7), Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã cắt giảm lãi suất chính sách ngắn hạn quan trọng lần đầu tiên sau gần một năm để tăng cường hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đồng thời hướng tới một chuẩn mực chính sách mới..>> Chi tiết

Thạch Bắc tổng hợp

Nguồn ĐTCK: https://tinnhanhchungkhoan.vn/thi-truong-tai-chinh-24h-xu-huong-phan-hoa-du-bao-se-tiep-dien-trong-nua-cuoi-nam-post349889.html