Thiên anh hùng ca chói lọi nhất trong thế kỷ XX

Ngày 9.5.1945, tại Berlin, phát xít Đức đã ký văn kiện đầu hàng không điều kiện với Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu.

Sự thất bại của phát xít Đức ở châu Âu đã tạo thế tiến công tiêu diệt quân phiệt Nhật ở Viễn Đông, dẫn đến việc Nhật ký văn kiện đầu hàng không điều kiện ngày 2.9.1945, chính thức kết thúc Thế chiến thứ hai.

22 giờ 43 ngày 8.5.1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 ngày 9.5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được ủy nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

22 giờ 43 ngày 8.5.1945, tại ngoại ô thủ đô Berlin của Đức (0 giờ 43 ngày 9.5 theo giờ Moskva), Thống chế Wilhelm Keitel, đại diện toàn quyền được ủy nhiệm của nước Đức Quốc xã đã ký văn bản đầu hàng không điều kiện Liên Xô và các nước đồng minh, chấm dứt Chiến tranh thế giới lần thứ hai tại châu Âu. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Đây là chiến thắng mang tầm vóc thế giới, là thiên anh hùng ca chói lọi nhất của lịch sử nhân loại trong thế kỷ XX; tạo điều kiện cho một loạt các nước châu Âu và châu Á xóa bỏ ách thống trị của thực dân - phát xít, thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân, hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.

75 năm đã trôi qua nhưng nhân loại vẫn còn nhớ mãi về chiến thắng hào hùng và sự hy sinh cao cả của nhân dân các nước, trong đó quân đội và nhân dân Xô viết đóng vai trò to lớn và quyết định nhất trong việc giải phóng loài người thoát khỏi thảm họa phát xít, mang lại hòa bình cho các dân tộc.

Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngày 9.5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vui mừng với chiến thắng tại Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngày 9.5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Praha (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9.5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Trong cuộc chiến này, Hồng quân Liên Xô đã giải phóng được 13 nước, hoàn thành sứ mệnh lịch sử giải phóng dân tộc và góp phần quan trọng trong việc khôi phục nền văn minh châu Âu và thế giới. Trong ảnh: Người dân Praha (Tiệp Khắc) gặp gỡ những người lính Hồng quân trong ngày giải phóng 9.5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky dẫn đầu đoàn binh sĩ trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva ngày 24.6.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Nguyên soái Liên Xô Rodion Malinovsky dẫn đầu đoàn binh sĩ trong Lễ duyệt binh mừng chiến thắng tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva ngày 24.6.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng chủ nghĩa phát xít là chiến thắng của nhân dân và quân đội Xô viết, của các nước đồng minh và các lực lượng tiến bộ thế giới. Trong đó vai trò quyết định thuộc về những người Xô viết anh hùng. Trong ảnh: Ngày 2.9.1945, trên chiến hạm USS Missouri của Hải quân Mỹ, Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu đã ký văn kiện chấp nhận đầu hàng không điều kiện với Liên Xô và quân Đồng minh, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng chủ nghĩa phát xít là chiến thắng của nhân dân và quân đội Xô viết, của các nước đồng minh và các lực lượng tiến bộ thế giới. Trong đó vai trò quyết định thuộc về những người Xô viết anh hùng. Trong ảnh: Ngày 2.9.1945, trên chiến hạm USS Missouri của Hải quân Mỹ, Ngoại trưởng Nhật Bản Mamoru Shigemitsu đã ký văn kiện chấp nhận đầu hàng không điều kiện với Liên Xô và quân Đồng minh, chính thức kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Các cô gái Pháp chào mừng binh lính Mỹ tiến vào giải phóng Paris ngày 28.8.1944. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Các cô gái Pháp chào mừng binh lính Mỹ tiến vào giải phóng Paris ngày 28.8.1944. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Từ ngày 16.4 – 2.5.1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức và đến ngày 30.4.1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. Trong ảnh: Chiến sĩ Hồng quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Nhà Quốc hội Đức chiều 30.4.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Từ ngày 16.4 – 2.5.1945, Hồng quân Liên Xô mở chiến dịch tấn công Berlin, sào huyệt cuối cùng của phát xít Đức và đến ngày 30.4.1945 đã chiếm được Nhà Quốc hội Đức, cắm lá cờ chiến thắng lên nóc tòa nhà này. Trong ảnh: Chiến sĩ Hồng quân thuộc Phương diện quân Byelorussia 1 cắm lá cờ chiến thắng lên nóc Nhà Quốc hội Đức chiều 30.4.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Tướng Pháp Charles de Gaulle cùng đoàn tùy tùng của mình dạo bước qua Khải Hoàn Môn sau khi Paris được giải phóng ngày 28.8.1944. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Tướng Pháp Charles de Gaulle cùng đoàn tùy tùng của mình dạo bước qua Khải Hoàn Môn sau khi Paris được giải phóng ngày 28.8.1944. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2.9.1945, mở ra một thời kỳ mới hết sức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Chiến thắng phát xít đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân Việt Nam thực hiện thắng lợi cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2.9.1945, mở ra một thời kỳ mới hết sức hào hùng trong lịch sử dân tộc. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô, không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của cuộc chiến tranh chống phát xít đối với cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bài học của chiến thắng phát xít đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong ảnh: Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố ngày 20.8.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Nhân loại tiến bộ sẽ không bao giờ quên sự hy sinh của Liên Xô, không bao giờ quên ý nghĩa vô cùng to lớn của cuộc chiến tranh chống phát xít đối với cuộc chiến tranh giải phóng các dân tộc trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Và bài học của chiến thắng phát xít đến nay vẫn còn mang tính thời sự. Trong ảnh: Người dân Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) chào đón các chiến sĩ Hồng quân Liên Xô vào giải phóng thành phố ngày 20.8.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tuyên chiến với quân phiệt Nhật và đã đánh gục đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, buộc Nhật phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức kết thúc. Trong ảnh: Ngày 9.8.1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô tuyên chiến với quân phiệt Nhật và đã đánh gục đội quân Quan Đông tinh nhuệ nhất của Nhật, buộc Nhật phải chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai chính thức kết thúc. Trong ảnh: Ngày 9.8.1945, Hồng quân Liên Xô mở màn chiến dịch tấn công đội quân Quan Đông của quân phiệt Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc). Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Ngày 9.5 là ngày "Chiến thắng vĩ đại" của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít, là chiến thắng của phẩm giá và lương tri nhân loại tiến bộ toàn thế giới mà không ai được phép lãng quên. Trong ảnh: Những người lính Xô viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức ngày 24.6.1945 tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Ngày 9.5 là ngày "Chiến thắng vĩ đại" của nhân dân Liên Xô trước chủ nghĩa phát xít, là chiến thắng của phẩm giá và lương tri nhân loại tiến bộ toàn thế giới mà không ai được phép lãng quên. Trong ảnh: Những người lính Xô viết cầm cờ của các trung đoàn Đức Quốc xã bại trận trong Lễ duyệt binh chào mừng chiến thắng phát xít Đức ngày 24.6.1945 tại Quảng trường Đỏ ở Thủ đô Moskva. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức đã phải trả giá khá đắt khi 27 triệu người đã hy sinh cho tự do và độc lập của quê hương, trong đó có gần 10 triệu chiến sỹ tử trận trên chiến trường. Trong ảnh: Đoàn tụ sau Ngày chiến thắng, tháng 5.1945. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 9.5.1945. Từ đó, ngày 9.5 hằng năm trở thành “Ngày Chiến thắng”, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Pháo hoa mừng chiến thắng trên Quảng trường Đỏ ở Moskva ngày 9.5.1945. Từ đó, ngày 9.5 hằng năm trở thành “Ngày Chiến thắng”, tôn vinh những giá trị đích thực của thắng lợi lịch sử này cũng như sự hy sinh to lớn của nhân dân các nước, trong đó có Liên Xô trong cuộc chiến vì tự do và phồn vinh của nhân loại. Ảnh: Tư liệu quốc tế/TTXVN

Theo TTXVN

Nguồn Hải Dương: http://baohaiduong.vn/tin-tuc/thien-anh-hung-ca-choi-loi-nhat-trong-the-ky-xx-135889