Thiết giáp Marder - sức mạnh không thể xem thường đến từ Đức

Thiết giáp Marder là sản phẩm quốc phòng đến từ Đức, đây được đánh giá là một trong những phương tiện chiến đấu uy lực khi sở hữu hỏa lực mạnh, độ cơ động cao cùng giáp bảo vệ mạnh mẽ.

Thiết giáp Marder là loại xe chiến đấu bộ binh xung kích do Đức chế tạo được biên chế trong các đơn vị Panzergrenadiere (bộ binh cơ giới) từ những năm 1970 đến nay.

Được phát triển với vai trò là một phần trong chương trình xe thiết giáp mới của Đức thủa đó, Marder thực sự là một mẫu thiết kế xe chiến đấu bộ binh thành công,

Quá trình phát triển Marder bắt đầu từ năm 1960 với những chiếc xe đầu tiên được bàn giao cho Quân đội Đức năm 1971.

Những yêu cầu chính cần phải có là mang theo được 12 lính bộ binh, trang bị pháo 20mm đáng tin cậy, lính bộ binh phải có khả năng khai hỏa từ bên trong, và xe có khả năng bảo vệ binh sĩ khỏi vũ khí hủy diệt lớn.

Có thể nói những yêu cầu dành cho chiếc xe thiết giáp mới này học theo loại xe chiến đấu bộ binh huyền thoại BMP-1 của Liên Xô ra mắt trước đó.

Lúc đầu hợp đồng phát triển được giao cho hai công ty là Rheinstahl và công ty MOWAG của Thụy Sĩ, sau đó vào năm 1967, khi tất cả các yêu cầu cho loại xe mới được chính thức đưa ra, công việc phát triển cuối cùng được giao cho nhóm Rheinstahl.

Đợt bàn giao Marder đầu tiên vào năm 1971 đến năm 1975 đã có 2.136 chiếc được sản xuất.

Về thiết kế, thân xe Marder được bọc giáp thép giúp chống được các loại đạn hạng nhẹ và mảnh pháo trong khi đầu xe chống được cả đạn cỡ 20mm xuyên giáp.

Những phiên bản về sau còn chống được cả đạn 30mm như một sự đối đầu với pháo 30mm của xe thiết giáp BMP-2 Liên Xô.

Marder có cách sắp đặt các vị trí giống với các loại IFV (xe chiến đấu bộ binh) cùng thời như lái xe ngồi phía trước bên trái còn bên phải anh ta là vị trí khoang động cơ.

Lái xe có 3 kính tiềm vọng để quan sát bên ngày còn ban đêm kính giữa sẽ được thay thế bởi kính nhìn đêm chuyên dụng.

Ngồi sau lái xe là một lính bộ binh, ở phiên bản Marder đời đầu vị trí này có cửa nắp ra vào và kính nhìn toàn cảnh riêng, nhưng điều này đã bị loại bỏ ở phiên bản 1A3.

Ở giữa xe là tháp pháo 2 người, với trưởng xe bên phải và pháo thủ bên trái, vốn đều có cửa nắp ra vào riêng, trưởng xe có hệ thống kính tiềm vọng 8 cái giúp quan sát toàn cảnh xung quanh.

Hệ thống kính ngắm quang học chính là loại PERI-Z11 với khả năng phóng to 2X hoặc 6X, khi cần kính nhìn đêm có thể lắp thay cho kính quang học.

Hệ thống kính ngắm quang học chính là loại PERI-Z11 với khả năng phóng to 2X hoặc 6X, khi cần kính nhìn đêm có thể lắp thay cho kính quang học.

Marder có thể lội nước sâu 1,5m và lắp phụ kiện để lặn nước sâu 2,5m.

Marder sử dụng động cơ dầu diesel 6-xylanh MTU MB Ea-500 công suất 600 mã lực, kết hợp với hộp số 4 cấp Renk HSWL 194 có 4 số tiến và 2 số lùi.

Dự trữ dầu mang theo là 652 lít đảm bảo cho Marder di chuyển trên quãng đường 500km, phiên bản Marder đầu có thể chạy với tốc độ lên tới 75km/h.

Nhưng những phiên bản về sau, vì tăng cường giáp bảo vệ khiến xe nặng hơn nên tốc độ tối đa chỉ còn 65km/h.

Marder sử dụng hệ bánh xích Diehl có gắn các “guốc” cao su. Cơ cấu lái bao gồm 6 bánh cao su chịu lực đi với một bánh dẫn động ở đầu dải xích, hệ phuộc nhún là dạng thanh xoắn cộng với thiết bị giảm xóc thủy lực lắp ở hai bánh đầu và hai bánh cuối dải xích.

Hỏa lực chính của Marder là pháo tự động nòng 20mm Rheinmetall MK20 Rh202 đặt trên tháp pháo 2 người có thể bắn đạn xuyên giáp và đạn nổ.

Bên cạnh đó là súng máy MG3 7,62mm gắn đồng trục với pháo 20mm. Pháo có thể xoay 360° và góc nâng hạ nòng là từ -17° đến 65°.

Ở phiên bản Marder đầu và bản 1A1 còn có một khẩu súng máy MG3 thứ hai đặt phía sau đặt trên giá súng được điều khiển từ xa.

Ở phiên bản Marder đầu và bản 1A1 còn có một khẩu súng máy MG3 thứ hai đặt phía sau đặt trên giá súng được điều khiển từ xa.

Cơ số đạn mang theo là 1.250 viên 20mm và 5.000 viên đạn 7,62mm cho MG3.

Cơ số đạn mang theo là 1.250 viên 20mm và 5.000 viên đạn 7,62mm cho MG3.

Còn từ phiên bản Marder 1A2 trở đi, nhà sản xuất đã lắp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) MILAN lên tháp pháo nhằm tăng khả năng tấn công các phương tiện hạng nặng.

Còn từ phiên bản Marder 1A2 trở đi, nhà sản xuất đã lắp tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) MILAN lên tháp pháo nhằm tăng khả năng tấn công các phương tiện hạng nặng.

Thông thường một xe sẽ mang 6 quả tên lửa MILAN.

Thông thường một xe sẽ mang 6 quả tên lửa MILAN.

Hỏa lực tiếp theo của Marder chính là vũ khí của binh sĩ bên trong xe, mỗi bên thành xe có 2 lỗ châu mai để họ khai hỏa vũ khí của mình.

Hỏa lực tiếp theo của Marder chính là vũ khí của binh sĩ bên trong xe, mỗi bên thành xe có 2 lỗ châu mai để họ khai hỏa vũ khí của mình.

Nhưng chỉ có phiên bản Marder 1A1 và 1A2 có khả năng này, vì sang mẫu Marder 1A3 đã bỏ đi khe bắn vì thân xe đã lắp thêm giáp phụ và mang theo các thùng chứa đồ bên ngoài. Bên cạnh đó là sáu ống phóng đạn khói nghi binh cỡ 76mm.

Nhưng chỉ có phiên bản Marder 1A1 và 1A2 có khả năng này, vì sang mẫu Marder 1A3 đã bỏ đi khe bắn vì thân xe đã lắp thêm giáp phụ và mang theo các thùng chứa đồ bên ngoài. Bên cạnh đó là sáu ống phóng đạn khói nghi binh cỡ 76mm.

Marder 1A3 là phiên bản được sử dụng nhiều nhất và nó đang ở trong biên chế Quân đội Đức.

Marder 1A3 là phiên bản được sử dụng nhiều nhất và nó đang ở trong biên chế Quân đội Đức.

Việc lắp thêm giáp, lắp thiết bị nhìn đêm mới, thay đổi cửa nắp ra vào, hệ thống phuộc nhún cũng khiến khối lượng của Marder 1A3 lên tới 35 tấn, trở thành một trong những xe thiết giáp nặng nhất thế giới.

Việc lắp thêm giáp, lắp thiết bị nhìn đêm mới, thay đổi cửa nắp ra vào, hệ thống phuộc nhún cũng khiến khối lượng của Marder 1A3 lên tới 35 tấn, trở thành một trong những xe thiết giáp nặng nhất thế giới.

Phiên bản 1A4 khác 1A3 chỉ ở chỗ sử dụng máy truyền tin mã hóa hiện đại SEM 93.

Phiên bản 1A4 khác 1A3 chỉ ở chỗ sử dụng máy truyền tin mã hóa hiện đại SEM 93.

Phiên bản 1A5 mới nhất tích hợp khả năng chống mìn tân tiến, tuy vậy chỉ có số lượng ít phiên bản này được sản xuất.

Phiên bản 1A5 mới nhất tích hợp khả năng chống mìn tân tiến, tuy vậy chỉ có số lượng ít phiên bản này được sản xuất.

Thiết giáp Marder hiện được Đức, Chile, Indonesia, Jordan và Hy Lạp sử dụng.

Thiết giáp Marder hiện được Đức, Chile, Indonesia, Jordan và Hy Lạp sử dụng.

Gần đây qua kết quả thực chiến, một số ý kiến cho rằng vũ khí Đức ngay cả xe tăng cũng không mạnh như mong đợi. Chúng vẫn có thể bị tiêu diệt ngay trong lần đầu xuất kích.

Gần đây qua kết quả thực chiến, một số ý kiến cho rằng vũ khí Đức ngay cả xe tăng cũng không mạnh như mong đợi. Chúng vẫn có thể bị tiêu diệt ngay trong lần đầu xuất kích.

Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng, nếu lực lượng tăng thiết giáp mà lọt vào bãi mìn chống tăng, bị pháo phản lực tập kích, hay trực thăng vũ trang hạng nặng tấn công, thì sẽ không có một khí tài nào có thể nguyên vẹn, dù chúng là của phương Tây hay do Nga sản xuất.

Tuy nhiên các chuyên gia phân tích cho rằng, nếu lực lượng tăng thiết giáp mà lọt vào bãi mìn chống tăng, bị pháo phản lực tập kích, hay trực thăng vũ trang hạng nặng tấn công, thì sẽ không có một khí tài nào có thể nguyên vẹn, dù chúng là của phương Tây hay do Nga sản xuất.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/thiet-giap-marder-suc-manh-khong-the-xem-thuong-den-tu-duc-post544225.antd