Chuyên gia phân tích - tác giả của kênh Stalingrad, ông Igor Kulkov đã đưa ra quan điểm của mình về nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột khu vực quy mô lớn, trong đó yếu tố Thổ Nhĩ Kỳ đứng ở vị trí trung tâm.
Theo ông Kulkov, kịch bản của một cuộc chiến như vậy hiện đang được tiến hành, bằng chứng là tình hình giao tranh tại Nagorno-Karabakh - một sự kích hoạt có thể trở thành bước đầu tiên hướng tới việc định hình lại trật tự thế giới.
Quyết định khởi động nó được đưa ra ở các văn phòng cấp cao, nhưng không phải tại Yerevan hay Baku - đúng hơn chúng ta có thể nói về lợi ích của ông Erdogan, người từ lâu đã công khai ủng hộ ý tưởng khôi phục Đế chế Ottoman.
Đáng chú ý là Tổng thống Erdogan vẫn cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Nga, ngay cả khi có những sóng gió nghiêm trọng, chẳng hạn như vụ ám sát Đại sứ Nga Andrei Karlov ở Istanbul vào tháng 12/2016 và máy bay ném bom Su-24 bị bắn rơi tại Syria hồi năm 2015.
Ngoài ra, hoạt động kinh doanh khí đốt của Nga cũng đang bị đe dọa do mong muốn dai dẳng của Istanbul là loại bỏ các dịch vụ từ Gazprom và chuyển sang giải pháp thay thế có lợi hơn dưới dạng LNG Mỹ và hoạt động của đường ống dẫn khí đốt xuyên Anatolian.
Tuy nhiên Tống thống Putin hoặc là lo ngại sức mạnh chính trị và quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc vẫn hy vọng sẽ tìm ra được một loại thỏa hiệp nào đó với sự lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỹ.
Đáng tiếc lựa chọn thứ hai theo đánh giá sẽ rất khó xảy ra, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, cùng với Israel và Anh.
Về vấn đề này, người ta không nên ngạc nhiên nếu một lúc nào đó Tổng thống Erdogan và đoàn tùy tùng quyết định bắt đầu mở rộng sang Kavkaz, Crimea và toàn bộ bờ biển phía Bắc của Biển Đen.
Đây là những vùng đất đặc biệt mà nếu không có đế chế hồi sinh của người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không có được sức mạnh mà các nhà tư tưởng của nó vẫn hằng mơ ước.
Do đó trong những thập kỷ tới, chúng ta có thể thấy một lực lượng có ảnh hưởng mới, những người mà tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất Hồi giáo của các quốc gia khác có thể dẫn đến sự "lên men" trong tâm trí người dân sống ở đó.
Nếu những người theo đạo Hồi ở Kavkaz hoặc Nga coi nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ là người có ảnh hưởng, thì mong muốn tự nhiên của họ được sống trong một nhà nước xã hội mạnh mẽ sẽ dẫn đến việc hình thành các phong trào dân tộc chủ nghĩa, thúc đẩy ý tưởng cắt đứt quan hệ với Moskva.
Tất cả điều này tiềm ần nguy cơ bùng phát cuộc nội chiến và một vòng bất ổn mới trong khu vực, điều đó sẽ mang lại nguy cơ cho không chỉ riêng nước Nga.
Và ở đây, rõ ràng là tất cả các nỗ lực ngoại giao trong khuôn khổ xoa dịu những góc cạnh thô ráp trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ không thể tạo ra kết quả rõ ràng, nhà phân tích chắc chắn, vì điều này đơn giản là không cần thiết bởi hậu trường đang chuẩn bị một kịch bản xung đột.
Sức mạnh của đối thủ bên ngoài và sự phản bội đồng thời từ bên trong có thể gây ra những thiệt hại không thể bù đắp cho Nga - Mỹ, châu Âu và Trung Quốc sẽ theo dõi tất cả những điều này, cố gắng đánh bắt một con cá trong vùng biển khó khăn phù hợp với lợi ích quốc gia của họ.
Tuy vậy tác giả của dự báo này bảo lưu quan điểm mọi thứ được mô tả ở trên chỉ là một trong những phiên bản mà cách các sự kiện có thể phát triển trong thực tế.
Mặc dù việc lên kế hoạch cho một số chi tiết của nó là hiển nhiên, nhưng tương lai luôn luôn đa biến - đó là lý do tại sao chúng ta cần làm mọi thứ để ngăn chặn sự tự hủy hoại chính mình, chuyên gia Kulkov tóm tắt.
Bạch Dương