Hồi tháng 8 vừa qua, tại Libya đã xuất hiện những chiếc tiêm kích MiG-29 "của Nga", đã tiến hành không kích khá nhiều vị trí của quân đội Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA), đây là lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn. Ảnh: Máy bay MiG-29M của Nga - Nguồn: Topwar
Tiếp tục trong tháng 11 và 12, các máy bay chiến đấu "không xác định", đã loại bỏ gần như toàn bộ cơ sở hạ tầng trong khu vực xảy ra cuộc xung đột giữa GNA và quân đội Quân đội Quốc gia Libya (LNA), bao gồm hệ thống tác chiến điện tử, hệ thống phòng không và nhà chứa UAV mà Thổ Nhĩ Kỳ đã xây dựng. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Nga - Nguồn: Topwar
Vì vậy Ankara đang gấp rút gửi quân tiếp viện đến Libya, trong đó bao gồm 12 máy bay chiến đấu F-16 đa chức năng (một số trong số đó đã đến căn cứ quân sự Al-Watya của Thổ Nhĩ Kỳ tại Lybia). Theo các chuyên gia, Thổ Nhĩ Kỳ dự định tiến hành một cuộc săn lùng, để truy tìm 4 chiếc máy bay MiG-29, đã gây ra những cuộc tiến công trên. Ảnh: Máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Wikipedia.
Hiện tại Không quân Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng 380 máy bay chiến đấu F-16, gồm các phiên bản C (một chỗ ngồi) và D (huấn luyện); đây là xương sống của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Khi những chiếc MiG-29 xuất hiện trên bầu trời Libya và Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm đưa những chiếc F-16 đi săn lùng MiG-29. Ảnh: Máy bay F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Wikipedia.
Hiện một câu hỏi hiện chưa có lời giải, là những chiếc MiG-29 trên từ đâu đến Libya? Ai đang lái những chiếc máy bay chiến đấu này? Chắc chắn là không phải phi công Lybia. Cơ hội nào để F-16 "quật ngã" được MiG-29, dù với chỉ số vượt trội 12/4? Ảnh: Nghi vấn máy bay MiG-29 tại Lybia - Nguồn: QQ
Theo tin từ các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, số MiG-29 hiện đang có mặt tại Lybia, đều là các phiên bản do Liên Xô sản xuất, do các phi công Nga điều khiển, chuyển sân từ Syria sang Lybia. Ảnh: Máy bay MiG-29 bị chụp ảnh trong quá trình chuyển sân sang Lybia - Nguồn: Topwar
Điều này càng được khẳng định, khi trong tháng 9 vừa qua, một chiếc MiG-29 bị bắn rơi trên bầu trời Lybia, phi công nhảy dù. Điều này càng được báo chỉ Thổ khẳng định chắc như "đinh đóng cột" rằng số MiG-29 trên là của Nga. Tuy nhiên Nga một mực phủ nhận. Nguồn: AP
Từ năm 2017, những chiếc MiG-29SMT đã có mặt tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria để tiến hành thử nghiệm tính năng chiến đấu sau nâng cấp lên chuẩn 4+. Nhưng việc chuyển những chiếc MiG-29 của Nga từ Syria đến Libya là một việc khá khó khăn. Bộ Quốc phòng Nga thậm chí không bình luận về "dấu vết Nga" trên bầu trời Libya. Ảnh: Máy bay MiG-29SMT tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Một nghi vấn giành cho số MiG-29 của Syria; Không quân Syria hiện có 20 chiếc MiG-29A và MiG-29SMT (được Damascus mua lại vào năm 2020). Về lý thuyết, Syria có thể đưa MiG-29 tới Libya để hỗ trợ cho quân đội Haftar; nhưng chưa có xác nhận cụ thể về điều này. Ảnh: Máy bay MiG-29 của Không quân Syria - Nguồn: Topwar
Một thông tin "giật gân" hơn nữa, là chiếc máy bay MiG-29 bị bắn rơi trên bầu trời Libya là của Belarus, được điều khiển bởi ... phi công Serbia. Vì sau khi Liên Xô tan rã, Minsk có 34 máy bay chiến đấu MiG-29/29S và MiG-29UB. Ảnh: Dù và mũ bay của phi công chiếc MiG-29 bị bắn rơi hôm 8/9 tại Lybia - Nguồn: AP
Hiện nay một số MiG-29 Belarus đã được hiện đại hóa lên chuẩn MiG-29BM, có khả năng tiếp nhiên liệu trên không (MiG-29 nguyên bản chỉ có bán kính chiến đấu 800 km). Về mặt lý thuyết, Minsk có thể đưa những máy bay chiến đấu này đến Libya, câu hỏi duy nhất là số máy bay trên được vận chuyển bằng phương tiện nào? Ảnh: Máy bay MiG-29BM của Không quân Belarus - Nguồn: Topwar
Một nghi vấn nữa là MiG-29 của Không quân Ai Cập; Ai Cập đã ký hợp đồng mua 46 chiếc MiG-29M và 6 chiếc MiG-29M2 (phiên bản hai chỗ ngồi) của Nga. Việc giao hàng theo hợp đồng này đã bắt đầu vào tháng 4/2018, và hiện tại, Ai Cập có ít nhất 14 chiếc MiG-29M2. Ảnh: MiG-29 của Không quân Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Nghi vấn số MiG-29 hiện đang hoạt động tại Lybia là của Ai Cập vì lý do, trong cuộc xung đột tại Libya hiện nay, Ai Cập đứng về phía quân đội của Haftar và thậm chí còn đề nghị hỗ trợ quân sự cho LNA; rất có thể, LNA đã thuê những chiếc MiG-29 của Ai Cập. Do Ai Cập là láng giềng với Lybia, vì vậy số MiG-29 mới có thể dễ dàng có mặt tại Lybia, mà không bị phát hiện. Ảnh: MiG-29 của Không quân Ai Cập - Nguồn: Wikipedia.
Trong mọi trường hợp, F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải đối mặt với không chỉ một kẻ thù nặng ký trên bầu trời, mà còn là một máy bay chiến đấu vượt trội về sức mạnh vũ khí cũng như các tính năng khác; nhất là các phiên bản nâng cấp như MiG-29SMT, MiG-29BM hoặc MiG-29M. Ảnh: F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ - Nguồn: Wikipedia.
MiG-29 nâng cấp sẽ không cho phép mình bị biến thành "con mồi" để F-16 Thổ Nhĩ Kỳ săn, vì bản thân chúng được chế tạo ra để làm "thợ săn". Và các phi công F-16 Thổ Nhĩ Kỳ vốn trước kia chỉ "quanh quẩn" trong không phận của Thổ Nhĩ Kỳ, nay chuyển đến một địa bàn chiến đấu mới nên chưa thể nói trước điều gì. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 - Nguồn: Topwar
Những phi công nào hiện đang cầm lái những chiếc MiG-29 tại Lybia, hiện vẫn là câu hỏi. Không loại trừ sự hiện diện của lính đánh thuê Nga, Belarus hoặc Serbia? Và cũng có thể đó là những phi công chuyên nghiệp của một quốc gia khác, đã tốt nghiệp một trường lái máy bay nào đó. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 - Nguồn: Topwar
Và chắc chắn rằng, những phi công trên hoàn toàn không phải là những phi công tồi, mà F-16 của Thổ có thể "dễ dàng bắn hạ" như máy bay Su-24 của Không quân Syria. Đó xứng đáng là những đối thủ "đồng cân, đồng lạng" với F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta hãy chờ xem. Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-29 - Nguồn: Topwar
Hiện trường vụ rơi tiêm kích MiG-29 ở Libya cách đây ít tháng.
Tiến Minh