Thổ Nhĩ Kỳ gây sốc khi công bố bản đồ bao trùm cả Crimea

Thổ Nhĩ Kỳ đang có những bước đi thể hiện rõ quyết tâm khôi phục lại những vùng lãnh thổ từng thuộc quyền kiểm soát của Đế chế Ottoman.

Kênh truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT1 vừa đăng tải một phóng sự gây tranh cãi, trong đó xuất hiện tấm bản đồ cho thấy một số quốc gia láng giềng, bao gồm Armenia, Azerbaijan, cũng như một phần lãnh thổ của Nga như Krasnodar, hay thậm chí cả bán đảo Crimea thuộc chủ quyền của họ.

Kênh truyền hình nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ TRT1 vừa đăng tải một phóng sự gây tranh cãi, trong đó xuất hiện tấm bản đồ cho thấy một số quốc gia láng giềng, bao gồm Armenia, Azerbaijan, cũng như một phần lãnh thổ của Nga như Krasnodar, hay thậm chí cả bán đảo Crimea thuộc chủ quyền của họ.

Hành động như vậy của chính quyền Ankara theo nhận định là rất đáng báo động, trong khi kênh truyền hình TRT1 thừa nhận rằng hiện tại có một số vấn đề, tuy nhiên họ vẫn cho rằng đến năm 2050, lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng đáng kể.

Hành động như vậy của chính quyền Ankara theo nhận định là rất đáng báo động, trong khi kênh truyền hình TRT1 thừa nhận rằng hiện tại có một số vấn đề, tuy nhiên họ vẫn cho rằng đến năm 2050, lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng đáng kể.

Dựa trên tấm bản đồ, có thể thấy một phần lãnh thổ mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là chủ quyền của mình dựa trên phần kiểm soát từ thời Đế chế Ottoman, trong khi các chuyên gia chú ý đến thực tế là vì một số lý do không xác định, Ankara có ý định "lấn sân" cả vùng đất đang thuộc Israel.

Dựa trên tấm bản đồ, có thể thấy một phần lãnh thổ mà Thổ Nhĩ Kỳ gọi là chủ quyền của mình dựa trên phần kiểm soát từ thời Đế chế Ottoman, trong khi các chuyên gia chú ý đến thực tế là vì một số lý do không xác định, Ankara có ý định "lấn sân" cả vùng đất đang thuộc Israel.

Trong khi đó, trang Stratfor của Mỹ lại cho rằng bản đồ trên không phải là tuyên bố về chủ quyền mà chỉ đơn giản là cho thấy sự mở rộng đối với các khu vực sẽ thuộc lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi.

Trong khi đó, trang Stratfor của Mỹ lại cho rằng bản đồ trên không phải là tuyên bố về chủ quyền mà chỉ đơn giản là cho thấy sự mở rộng đối với các khu vực sẽ thuộc lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi.

Theo dự báo của Stratfor, đến năm 2050, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng đáng kể vùng ảnh hưởng của mình, bao gồm một phần lãnh thổ của Nga, đây là điều mà Moskva tỏ ra đặc biệt lo ngại.

Theo dự báo của Stratfor, đến năm 2050, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mở rộng đáng kể vùng ảnh hưởng của mình, bao gồm một phần lãnh thổ của Nga, đây là điều mà Moskva tỏ ra đặc biệt lo ngại.

Theo các nhà phân tích, bán đảo Crimea, vùng Krasnodar và Stavropol, các khu vực Rostov và Astrakhan, Kalmykia, một vài địa điểm khác ở miền Nam nước Nga, cũng như miền Đông Ukraine sẽ nằm dưới ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo các nhà phân tích, bán đảo Crimea, vùng Krasnodar và Stavropol, các khu vực Rostov và Astrakhan, Kalmykia, một vài địa điểm khác ở miền Nam nước Nga, cũng như miền Đông Ukraine sẽ nằm dưới ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chưa dừng lại đó, theo dự báo, Ankara sẽ cố chen chân vào các nước cộng hòa Bắc Caucasus, Uzbekistan, Tajikistan và một phần Kazakhstan. Trong số các quốc gia nước ngoài, một số nước ở Vịnh Ba Tư, Libya, Ai Cập và vùng Balkan sẽ rơi vào phạm vi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.

Chưa dừng lại đó, theo dự báo, Ankara sẽ cố chen chân vào các nước cộng hòa Bắc Caucasus, Uzbekistan, Tajikistan và một phần Kazakhstan. Trong số các quốc gia nước ngoài, một số nước ở Vịnh Ba Tư, Libya, Ai Cập và vùng Balkan sẽ rơi vào phạm vi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ.

Năm ngoái, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có mọi cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay. Theo ông, Ankara nên chiếm vị trí hàng đầu trên bản đồ chính trị thế giới.

Năm ngoái, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có mọi cơ hội để mở rộng ảnh hưởng của mình trong tình hình toàn cầu hóa hiện nay. Theo ông, Ankara nên chiếm vị trí hàng đầu trên bản đồ chính trị thế giới.

Các chuyên gia chính trị đã nhiều lần đề cập đến việc Tổng thống Erdogan muốn "thu thập dưới cánh tay" những mảnh vỡ của Đế chế Ottoman hùng mạnh trước đây.

Các chuyên gia chính trị đã nhiều lần đề cập đến việc Tổng thống Erdogan muốn "thu thập dưới cánh tay" những mảnh vỡ của Đế chế Ottoman hùng mạnh trước đây.

Đồng thời, Ankara đang cố gắng hành động bằng "quyền lực mềm", tức là thông qua thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, văn hóa, tôn giáo và các tác động khác đến xung quanh. Tổng thống Erdogan đặc biệt chú trọng đến yếu tố tôn giáo, đề cao tư tưởng Hồi giáo hóa.

Đồng thời, Ankara đang cố gắng hành động bằng "quyền lực mềm", tức là thông qua thương mại, kinh tế, khoa học và kỹ thuật, văn hóa, tôn giáo và các tác động khác đến xung quanh. Tổng thống Erdogan đặc biệt chú trọng đến yếu tố tôn giáo, đề cao tư tưởng Hồi giáo hóa.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại tỏ ra bối rối trước bản kế hoạch nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ, họ lưu ý rằng ngày nay quốc gia này không được xếp vào danh sách những đất nước có tiềm lực mạnh nhất hành tinh.

Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại tỏ ra bối rối trước bản kế hoạch nói trên của Thổ Nhĩ Kỳ, họ lưu ý rằng ngày nay quốc gia này không được xếp vào danh sách những đất nước có tiềm lực mạnh nhất hành tinh.

"Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ khá mạnh, nhưng hải quân và không quân của họ có thể bị kẻ thù tiêu diệt chỉ trong vài ngày, chưa kể đến việc ngay khi Ankara xâm phạm chủ quyền Nga, quân đội nước này sẽ bị đánh bại một cách dễ dàng", một nhà phân tích Nga cảnh báo.

"Lục quân Thổ Nhĩ Kỳ khá mạnh, nhưng hải quân và không quân của họ có thể bị kẻ thù tiêu diệt chỉ trong vài ngày, chưa kể đến việc ngay khi Ankara xâm phạm chủ quyền Nga, quân đội nước này sẽ bị đánh bại một cách dễ dàng", một nhà phân tích Nga cảnh báo.

Ankara vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về vấn đề vừa đăng tải, tuy nhiên những tuyên bố như vậy đối với Nga rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ tương tác hơn nữa giữa Moskva và Ankara.

Ankara vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận chính thức nào về vấn đề vừa đăng tải, tuy nhiên những tuyên bố như vậy đối với Nga rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ tương tác hơn nữa giữa Moskva và Ankara.

Mặc dù xu thế hợp tác giữa hai nước vẫn được xác định là chính yếu, nhưng chắc chắn Nga vẫn phải đề phòng tham vọng ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là sau cuộc chiến Nagorno-Karabakh.

Mặc dù xu thế hợp tác giữa hai nước vẫn được xác định là chính yếu, nhưng chắc chắn Nga vẫn phải đề phòng tham vọng ngày càng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ, nhất là sau cuộc chiến Nagorno-Karabakh.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/anh-tho-nhi-ky-gay-soc-khi-cong-bo-ban-do-bao-trum-ca-crimea-post458176.antd