Thổ Nhĩ Kỳ mang trực thăng Atak T-129 vào Idlib

Trong nỗ lực hỗ trợ phiến quân tại Idlib những ngày qua, cùng với chiến đấu cơ, trực thăng Atak T-129 đã được Không quân Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng.

Theo hãng thông tấn Anadolu, chỉ trong đợt tấn công cuối tháng 2 đến nay, Không quân

Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) đã hỗ trợ các nhóm thánh chiến khi tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào một số vị trí của lực lượng ủng hộ Quân đội chính phủ Syria tại Idlib.

Trực thăng Atak T-129 khai hỏa.

Trực thăng Atak T-129 khai hỏa.

Trong khi đó, nguồn tin quân sự địa phương cho biết, các cuộc tấn công của trực thăng Thổ đã khiến khoảng 34 dân thường thiệt mạng và 100 người khác bị thương.

Việc Không quân Thổ Nhĩ Kỳ phải dùng đến trực thăng T-129 đã cho thấy sự khốc liệt của các trận chiến bởi đây là dòng trực thăng sở hữu sức mạnh tấn công không hề thua kém bất cứ dòng trực thăng tấn công hạng nặng nào của Nga hay Mỹ.

Trực thăng T-129 được phát triển cho nhiệm vụ chống tăng - thiết giáp, chi viện hỏa lực bộ binh. T-129 được thiết kế dựa trên mẫu A-129 Mangusta do AugustaWestland phát triển cho không quân Italy.

Buồng lái của T-129 được thiết kế với 2 chỗ ngồi (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – hoa tiêu). Cách bố trí hỏa lực trên T-129 khá giống với các mẫu trực thăng tấn công AH-64 Apache (Mỹ) hay Mi-24, Mi-28 (Nga).

Theo đó, đầu mũi máy bay được trang bị một ụ pháo nòng xoay 3 nòng cỡ 20mm với 500 viên đạn. Hai bên hông máy bay được bố trí 2 cánh nhỏ với 4 điểm treo cho phép mang rocket, tên lửa.

Ngoài ra, trên T-129 còn có 4 ống phóng rocket cỡ 70mm có điều khiển Cirit do Thổ Nhĩ Kỳ tự phát triển, dùng đầu tự dẫn laser bán chủ động, tầm bắn 1,5-8km. Trực thăng T-129 còn có thể mang theo tên lửa không đối không (có thể là loại AIM-92 Stinger hay MBDA Mistra).

Tuy nhiên, T-129 không được trang bị hệ thống radar sóng mm như trên AH-64D hay Mi-28N mà chỉ có tổ hợp ngắm quang – điện dùng để trinh sát, dẫn đường tên lửa đặt ngay trước mũi, trên ụ pháo 20mm.

Vì vậy, T-129 chỉ có thể phát huy sức mạnh khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các nhóm chiến binh thánh chiến, các tổ chức khủng bố với trang bị không quá hiện đại.

Chính vì vậy, việc T-129 xuất hiện tại Idlib trong vai trò tấn công quân chính phủ Syria và lực lượng ủng hộ đang khiến dòng trực thăng này phải đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ rất lớn.

Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/tho-nhi-ky-mang-truc-thang-atak-t-129-vao-idlib/20200310073122163