Thời điểm vàng để tái hoang dã các khu bảo tồn, bảo vệ thú rừng quý hiếm

Lần đầu tiên Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do WWF thực hiện có trong tay dữ liệu để xác nhận quần thể động vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.

Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh học thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ vừa công bố kết quả điều tra bằng bẫy ảnh đợt 1 năm 2023.

 Chà vá chân nâu được chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2022. Đây là loài động vật thuộc nhóm IB – nhóm cực kì nguy cấp. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Chà vá chân nâu được chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, năm 2022. Đây là loài động vật thuộc nhóm IB – nhóm cực kì nguy cấp. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Tập trung vào 14 rừng đặc dụng và bảy rừng phòng hộ

Đây là dự án được thực hiện từ tháng 7-2021 đến tháng 6-2026 nhằm mục đích duy trì, nâng cao chất lượng rừng, đồng thời duy trì ổn định các quần thể động vật hoang dã ở những tỉnh có giá trị bảo tồn cao như Đồng Nai, Tuyên Quang, Đắk Lắk,

Hợp phần Bảo tồn Đa dạng sinh họcđược thực hiện bởi WWF- Hoa Kỳ và các đối tác khác như WWF-Việt Nam, Tổ chức Helvetas Việt Nam, Viện Nghiên cứu Động vật Leibniz, Re:wild, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) và Fauna & Flora.

 Bò tót - chụp bằng bẫy ảnh chụp tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, năm 2022. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Bò tót - chụp bằng bẫy ảnh chụp tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, năm 2022. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Dự án này tập trung vào 14 khu rừng đặc dụng và bảy khu rừng phòng hộ trên phạm vi cả nước với mong muốn liên kết các ban quản lý rừng trên toàn cảnh quan khu vực để duy trì độ che phủ rừng, kết nối sinh cảnh nhằm bảo vệ những loài động vật đặc hữu và nguy cấp ở Việt Nam.

Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học bao gồm bốn tiểu hợp phần. Trong đó có thúc đẩy sản xuất, kinh doanh thân thiện với bảo tồn cho cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng; tăng cường quản lý rừng đặc dụng và rừng phòng hộ; tăng cường hiệu quả hệ thống thực thi pháp luật đối với tội phạm hủy hoại rừng và động vật hoang dã và giảm nhu cầu tiêu thụ thông qua các phương pháp thay đổi hành vi.

 Lửng lợn - chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang năm 2023. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Lửng lợn - chụp bằng bẫy ảnh tại Vườn Quốc gia Vũ Quang năm 2023. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Mục tiêu tái hoang dã các khu bảo tồn

Ông Nick Cox - Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học do WWF thực hiện với tài trợ từ USAID cho biết, lần đầu tiên cơ quan này có trong tay dữ liệu để xác nhận quần thể động vật hoang dã của Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng.

 Ông Nick Cox - Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học. Bộ NNPTNT cung cấp

Ông Nick Cox - Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học. Bộ NNPTNT cung cấp

Cùng với đó, kết quả điều tra cũng cho thấy những tín hiệu tích cực nhờ có sự đầu tư đúng đắn từ phía Chính phủ Việt Nam chung tay cùng các tổ chức trong nước và quốc tế.

“Bây giờ là thời điểm vàng để bắt đầu một chương trình nhân nuôi bảo tồn quốc gia nhằm tái hoang dã các khu bảo tồn, đồng thời duy trì và tăng cường các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là giảm nạn bẫy bắt động vật” - ông Nick Cox nhấn mạnh.

 Khỉ đuôi lợn - chụp bằng bẫy ảnh chụp tại rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, năm 2022. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Khỉ đuôi lợn - chụp bằng bẫy ảnh chụp tại rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông, năm 2022. Ảnh: Bộ NNPTNT cung cấp

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp cho biết, kết quả điều tra đa dạng sinh học bằng bẫy ảnh của dự án sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những kiến nghị chính sách phù hợp nhằm bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học.

VÕ TÙNG

Nguồn PLO: https://plo.vn/thoi-diem-vang-de-tai-hoang-da-cac-khu-bao-ton-bao-ve-thu-rung-quy-hiem-post765918.html