“Bốn tháng ba vua” là giai đoạn đầy biến cố trong lịch sử phong kiến Việt Nam, xảy ra dưới thời trị vì của nhà Nguyễn. Chỉ trong 4 tháng cuối năm 1883, triều đại này trải qua tới 3 đời vua trị vì.
Sau khi vua Tự Đức qua đời, triều Nguyễn trải qua thời kỳ rối ren, trong vòng 4 tháng, có tới 3 vị vua thay nhau trị vì, gồm Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc.
Dục Đức là vua thứ 5 của triều Nguyễn. Ông lên ngôi khi vua Tự Đức qua đời vào năm 1883 nhưng chỉ tại vị được 3 ngày thì bị các quan đại thần như Tôn Thất Thuyết, Nguyễn Văn Tường phế bỏ vì tội “sửa di chiếu do vua Tự Đức để lại”.
Thành Thái lên ngôi mà không có Truyền quốc bửu tỷ ấn ngọc do ấn bị vua Hàm Nghi đánh mất khi ra Tân Sở (Quảng Trị) chống Pháp. Ngoài ra, vua cũng lên ngôi mà không có di chiếu nhường ngôi từ vua trước.
Hiệp Hòa là vua thứ 6 của triều Nguyễn. Ông được Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường đưa lên làm vua sau khi Dục Đức bị phế truất. Sau khi lên ngôi, Hiệp Hòa lại có tư tưởng thân Pháp, muốn loại bỏ 2 đại thần đang thao túng triều đình. Việc bại lộ, ông bị phế truất và phải tự tử.
Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", biết tin con trai mình là Nguyễn Phúc Bửu Lân được đình thần đón về làm vua, bà Phan Thị Điều đã khóc lóc thảm thiết, xin đoàn tùy tùng tha cho, đừng bắt con bà làm vua. Trước đó, chồng bà (vua Dục Đức) đã trải qua đời làm vua đầy cay đắng, bị phế bỏ chỉ sau 3 ngày lên ngôi rồi bị bỏ đói cho tới chết.
Hoàng phi Phan Thị Điều chính là mẹ của hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Lân, tức vua Thành Thái. Sau khi được đình thần và hàng xóm khuyên nhủ, bà mới đồng ý cho con vào cung làm vua. Khác với cha mình, Thành Thái là vị vua nổi tiếng yêu nước.
Gia Long (1804-1819) là vị vua đã sáng lập triều Nguyễn. Theo sách "Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn", sinh thời, vua Gia Long nổi tiếng là người ăn uống đơn giản, tiết kiệm. Có những bữa ông chỉ húp bát cháo loãng. Những khi lên thuyền cùng binh lính, ông ăn chung với người thân tín.
Theo Hà Sơn/ Zing