Thời tiết nắng nóng đang tiếp diễn khắp Nam Á và Đông Nam Á
Khu vực Nam Á và Đông Nam Á đang tiếp tục đối mặt với nắng nóng gay gắt trong tuần này.
Nắng nóng gay gắt đã buộc các trường học trên khắp Bangladesh và Philippines phải tạm dừng các lớp học trực tiếp trong tuần này và khiến các chính phủ đưa ra cảnh báo về nhiệt độ cao.
Hôm thứ Năm (25/5), chính quyền Bangkok đã đưa ra cảnh báo nắng nóng cực độ và kêu gọi người dân ở trong nhà vì sự an toàn của chính mình. Nhiệt độ được dự báo sẽ lên tới 39 độ C ở thủ đô của Thái Lan, trong khi chỉ số nhiệt tăng lên trên 52 độ C.
Nghiên cứu khoa học sâu rộng đã phát hiện ra rằng biến đổi khí hậu đang khiến các đợt nắng nóng kéo dài hơn, thường xuyên hơn và dữ dội hơn.
Liên Hợp quốc cho biết trong tuần này rằng, châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các mối nguy hiểm về khí hậu và thời tiết vào năm 2023, trong đó lũ lụt và bão là nguyên nhân chính gây thương vong và thiệt hại kinh tế.
Các tháng 3, 4 và 5 thường là những tháng nóng nhất và khô nhất ở quốc đảo này, nhưng điều kiện thời tiết năm nay càng trở nên trầm trọng hơn do hiện tượng thời tiết El Nino.
“Đây là thời gian dài nhất (có thể nhìn thấy được) dựa trên kinh nghiệm của tôi”, ông Marlon Paladin cho biết.
Khoảng một nửa số tỉnh của Philippines đã chính thức bị hạn hán. Mực nước rút đã buộc hai nhà máy thủy điện gần đập ở nước này phải ngừng hoạt động từ đầu tháng 4, trước thời điểm ngừng hoạt động bình thường vào ngày 1/5. Hạn hán cũng tước đi lượng nước tưới cần thiết của nhiều nông dân trồng lúa, buộc một số người phải chuyển sang trồng rau.
Trong khi đó, Bangladesh hiện đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu, thường xuyên bị tàn phá bởi các cơn lốc xoáy và lũ lụt với tần suất và mức độ nghiêm trọng ngày càng tăng.
Sóng nhiệt nghiêm trọng
Nhiệt độ toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên Hợp quốc cho biết châu Á hiện đang nóng lên với tốc độ đặc biệt nhanh chóng, với tác động của các đợt nắng nóng trong khu vực ngày càng nghiêm trọng hơn.
Báo cáo Tình trạng Khí hậu ở châu Á năm 2023 của WMO cho thấy châu Á đang nóng lên nhanh hơn mức trung bình toàn cầu, với nhiệt độ năm ngoái cao hơn gần 2 độ C so với mức trung bình từ năm 1961 đến năm 1990.
Giám đốc WMO, Celeste Saulo cho biết: “Nhiều quốc gia trong khu vực đã trải qua năm nóng kỷ lục vào năm 2023, cùng với hàng loạt điều kiện khắc nghiệt, từ hạn hán, nắng nóng đến lũ lụt và bão”.
Phó Tổng thư ký WMO Ko Barrett cho biết: "Nắng nóng cực độ đang ngày càng trở thành kẻ giết người thầm lặng".
Báo cáo của WMO nhấn mạnh tốc độ gia tăng của các chỉ số biến đổi khí hậu quan trọng như nhiệt độ bề mặt, sự rút lui của sông băng và mực nước biển dâng, và chúng sẽ có tác động nghiêm trọng đối với xã hội, nền kinh tế và hệ sinh thái trong khu vực.
Nhưng "tỷ lệ tử vong liên quan đến nhiệt độ được báo cáo thấp và do đó quy mô thực sự của số ca tử vong sớm và chi phí kinh tế... không được phản ánh chính xác trong số liệu thống kê", ông Barrett cho biết.