Thời tiết nóng lên có giúp đánh bại dịch COVID-19?
Khi mùa hè đang tới, nhiều người hy vọng thời tiết nóng sẽ giúp tiêu diệt virus SARS- CoV-2 và dịch COVID-19 sẽ biến mất, Tuy nhiên, với các nhà khoa học thì họ sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào?
Các chuyên gia đang theo dõi sát sao để xem liệu chủng virus SARS- CoV-2 có phát triển giống bệnh cúm mùa, nhưng cảnh báo rằng, vẫn có sự khác biệt.
Dịch cúm thường có xu hướng biến mất khi mùa đông kết thúc và ánh mặt trời tỏa sáng, liệu nó có tác động tương tự tới hành vi của chủng virus mới này và sự lây lan của nó hay không. Đây chính là câu hỏi quan trọng và các nhà dịch tế học sẽ đang theo sát những thay đổi này hết sức chặt chẽ.
Những nghiên cứu đầu tiên về các chủng virus corona, những biến thể phổ biến gây ra bệnh cảm lạnh tại Anh đã đưa ra gợi ý về loại hình theo mùa với đỉnh dịch xuất hiện vào giữa mùa đông và biến mất vào mùa xuân. Đỉnh dịch của bệnh này trùng hợp với đỉnh dịch cúm. Trái lại, chỉ một số lượng rất nhỏ virus corona có vẻ như được lây lan vào mùa hè này.
Một nghiên cứu về các chủng virus phổ biến như HCoV-NL63, HCoV-OC43 and HCoV-229E được các nhà khoa học của đại học London công bố hồi tuần trước.
Bằng việc phân tích các mẫu khác nhau thu thập nhiều năm trước và cả năm nay, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, một tỉ lệ lớn các ca nhiễm virus SARS- CoV-2 diễn ra hồi tháng 2 vừa qua, nhưng vào mùa hè này, tỉ lệ này có thể sẽ rất thấp.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, virus corona mang tính chất theo mùa tùy theo các loại hình thời tiết.
Nghiên cứu do Rob Aldridge dẫn đầu cho thấy một lưu ý như vậy. Tuy nhiên, ông cho biết, họ có thể nhìn thấy chúng vẫn tiếp tục phát triển nhưng ở mức độ thấp hơn vào mùa hè, nhưng nó phát triển trái ngược hẳn vào mùa đông.
Đối với virus SARS-CoV-2, ông không biết nó có thể phát triển theo mùa trong mùa hè này hay không. Do đó, theo ông, điều quan trọng là phải hành động ngay từ bây giờ và tuân thủ những lời khuyên về y tế hiện nay.
Quan điểm này của ông cũng được nhiều nhà khoa học ủng hộ. Họ cũng cảnh báo rằng, virus SARS- CoV-2 là một nhân tố gây nhiễm hoàn toàn mới và vì thế nó có thể tiếp tục lây lan với tỉ lệ như hiện nay mặc dù đã chớm vào hè.
Cách ly xã hội là biện pháp hiệu quả nhất
Nhà virus học Michael Skinner tại đại học London cho biết, hành vi của loại virus này là biến thể theo mùa. Do đó, việc thực hiện cách ly xã hội như hiện nay là rất có hiệu quả. Cho dù thời tiết nóng lên, việc cách ly xã hội vẫn là một biện pháp hiệu quả nhất để kiềm chế sự lây lan của chủng virus này.
Nhà nghiên cứu Ben Neuman của Anh cũng dẫn chứng rằng, chủng virus này bắt đầu trong điều kiện thời tiết lạnh giá ở Trung Quốc và phát triển nhanh chóng kể cả ở Iceland và các nước vùng xích đạo như Brazil và Ecuador. Khi mùa đông chuyển sang mùa xuân, chủng virus này phát triển nhanh chóng khắp thế giới.
Tuy nhiên, sự thay đổi mùa từ mùa đông sang mùa xuân không chỉ tác động tới hành vi của chủng virus mới này, mà nó còn tạo ra sự thay đổi trong hệ miễn dịch của con người.
Để tìm hiểu về vấn đề này, các nhà nghiên cứu tại đại học Columbia ở Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu sự thay đổi hệ miễn dịch ở người theo các mùa khác nhau và thời điểm khác nhau trong ngày.
Các mẫu sinh học sẽ lấy từ các tình nguyện viên vào mùa đông, hè và mùa thu. Họ cho biết, tìm hiểu về hệ miễn dịch cũng chính là cách tìm ra thời điểm thích hợp nhất để tiêm vắc xin phòng bệnh dịch.