Thôn An Lạc ở Sóc Sơn, Hà Nội 'khát' nước sạch sau lũ

Nước lũ dần rút một số người dân trong số 400 hộ dân ở thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội trở về dọn dẹp nhà cửa để từng bước ổn định đời sống. Ngoài những thiệt hại về tài sản do nước lũ, người dân nơi đây đang đối mặt với việc thiếu nước sinh hoạt sạch sau lũ

Do ảnh hưởng của mưa lũ, nước sông Cà Lồ và sông Cầu dâng nhanh, gây ngập lụt hơn 3.300 hộ dân ở Sóc Sơn. Nhiều thôn xã ngập nặng nhất là ở thôn An Lạc, Hòa Bình (xã Trung Giã), Ngô Đạo (xã Tân Hưng); xã Việt Long, xã Xuân Thu, xã Kim Lũ…

Do ảnh hưởng của mưa lũ, nước sông Cà Lồ và sông Cầu dâng nhanh, gây ngập lụt hơn 3.300 hộ dân ở Sóc Sơn. Nhiều thôn xã ngập nặng nhất là ở thôn An Lạc, Hòa Bình (xã Trung Giã), Ngô Đạo (xã Tân Hưng); xã Việt Long, xã Xuân Thu, xã Kim Lũ…

Từ ngày 10/9 nước lũ sông dâng cao gây ngập lụt đến hôm nay 13/9, nước đã xuống rất nhiều nhưng người dân thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn vẫn phải di chuyển bằng thuyền.

Từ ngày 10/9 nước lũ sông dâng cao gây ngập lụt đến hôm nay 13/9, nước đã xuống rất nhiều nhưng người dân thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn vẫn phải di chuyển bằng thuyền.

Thôn An Lạc có khoảng 400 hộ dân đều nằm trong vùng ngập lụt.

Thôn An Lạc có khoảng 400 hộ dân đều nằm trong vùng ngập lụt.

Trong sáng nay chỉ một số ít nhà có người về dọn dẹp nhà cửa.

Trong sáng nay chỉ một số ít nhà có người về dọn dẹp nhà cửa.

Nước vẫn ngập sâu trong các con xóm người dân vẫn chưa thể về nhà.

Nước vẫn ngập sâu trong các con xóm người dân vẫn chưa thể về nhà.

Hình ảnh chùa An Lạc, thôn An Lạc nằm ngay trên quốc lộ 296 bị cô lập trong biển nước. Để tiếp cận chùa phải di chuyển bằng thuyền.

Hình ảnh chùa An Lạc, thôn An Lạc nằm ngay trên quốc lộ 296 bị cô lập trong biển nước. Để tiếp cận chùa phải di chuyển bằng thuyền.

Nước dần rút nhà chùa đi nhờ dân ra quốc lộ để mua nhu yếu phẩm.

Nước dần rút nhà chùa đi nhờ dân ra quốc lộ để mua nhu yếu phẩm.

Nước trong nhà, ngoài xóm vẫn ngập, người dân trợ giúp nhau đi thuyền ra ngoài đường kiếm nước sạch sinh hoạt.

Nước trong nhà, ngoài xóm vẫn ngập, người dân trợ giúp nhau đi thuyền ra ngoài đường kiếm nước sạch sinh hoạt.

Trong các nhu yếu phẩm, nước sạch là thứ khó khăn với người dân thôn An Lạc.

Trong các nhu yếu phẩm, nước sạch là thứ khó khăn với người dân thôn An Lạc.

Toàn bộ dân trong thôn An Lạc đang sử dụng nước giếng khoan chưa có nước sạch nhà máy. Để có nước sạch sinh hoạt ngày lũ người dân phải đi thuyền ra đường mua nước đóng chai.

Toàn bộ dân trong thôn An Lạc đang sử dụng nước giếng khoan chưa có nước sạch nhà máy. Để có nước sạch sinh hoạt ngày lũ người dân phải đi thuyền ra đường mua nước đóng chai.

Nước sinh hoạt đang rất khó khăn với người dân thôn An Lạc. Tại đây người dân chủ yếu dùng nước giếng khoan nước ngập tràn vào trong bể chứa, người dân phải dùng máy bơm rút nước trong bể chứa lọc lại để dùng. Gần 400 hộ dân thôn An Lạc sau khi lũ rút trở về sẽ thiếu nước sạch để sinh hoạt nên rất cần hỗ trợ của chính quyền.

Nước sinh hoạt đang rất khó khăn với người dân thôn An Lạc. Tại đây người dân chủ yếu dùng nước giếng khoan nước ngập tràn vào trong bể chứa, người dân phải dùng máy bơm rút nước trong bể chứa lọc lại để dùng. Gần 400 hộ dân thôn An Lạc sau khi lũ rút trở về sẽ thiếu nước sạch để sinh hoạt nên rất cần hỗ trợ của chính quyền.

Trong khó khăn thiệt hại do thiên tai người dân hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng vượt qua.

Trong khó khăn thiệt hại do thiên tai người dân hỗ trợ giúp đỡ nhau cùng vượt qua.

Trụ trì nhà chùa Thích Nữ Minh Thông cho biết, thiên tai bão lũ nhà chùa và nhân dân thiệt hại gần như mất hết, mong mọi người chung tay trợ duyên cho nhà chùa và nhân dân khắc phục sau lũ lụt ổn định lại cuộc sống.

Trụ trì nhà chùa Thích Nữ Minh Thông cho biết, thiên tai bão lũ nhà chùa và nhân dân thiệt hại gần như mất hết, mong mọi người chung tay trợ duyên cho nhà chùa và nhân dân khắc phục sau lũ lụt ổn định lại cuộc sống.

"Nước lên nhanh nhà chùa trở tay không kịp muốn ra nước lên đến cổ bát hương, tượng trôi hết ngoài hồ. Thiên tai lũ lụt ở đâu cũng khổ thế này chẳng biết làm thế nào được. Nay nước bắt đầu rút nhà chùa tranh thủ nhờ người bơi thuyền đưa vào dọn quét cho nước ra bớt. Thiệt hại của chùa cũng lớn vì nhà chùa không chạy được. Thầy trò đành bất lực sơ tán các cháu mồ côi nhà chùa đang nuôi ra. Trên chùa ngập đến nóc các đồ bên trong chùa tượng pháp ngập hết đến giờ chưa dám mở ra vì nước vẫn còn sâu.

"Nước lên nhanh nhà chùa trở tay không kịp muốn ra nước lên đến cổ bát hương, tượng trôi hết ngoài hồ. Thiên tai lũ lụt ở đâu cũng khổ thế này chẳng biết làm thế nào được. Nay nước bắt đầu rút nhà chùa tranh thủ nhờ người bơi thuyền đưa vào dọn quét cho nước ra bớt. Thiệt hại của chùa cũng lớn vì nhà chùa không chạy được. Thầy trò đành bất lực sơ tán các cháu mồ côi nhà chùa đang nuôi ra. Trên chùa ngập đến nóc các đồ bên trong chùa tượng pháp ngập hết đến giờ chưa dám mở ra vì nước vẫn còn sâu.

Dù nước đã rút nhiều so với trước nhưng nhiều nhà dân vẫn ngập.

Dù nước đã rút nhiều so với trước nhưng nhiều nhà dân vẫn ngập.

Quang cảnh đường trong thôn lúc 12h30 ngày 13/9 không một bóng người.

Quang cảnh đường trong thôn lúc 12h30 ngày 13/9 không một bóng người.

Nhiều nhà nuôi gia súc phải chạy lũ đem gửi ở nơi cao.

Nhiều nhà nuôi gia súc phải chạy lũ đem gửi ở nơi cao.

Anh Ngô Anh Tuấn, một người dân thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyên Sóc Sơn cho biết, đã 3 ngày người dân sống trong bể nước. Toàn bộ dân phải di tản ra khỏi thôn lên nơi an toàn. "Tôi dùng thuyền hơi di chuyển vào ngõ sâu trong làng chở nhu yếu phẩm, cho đến khi cấm toàn bộ dân trong làng thì dùng thuyền di chuyển người ra nơi tập kết để đến chỗ an toàn. Gia súc, thóc lúa chuyển lên các vị trí cao. Các loại gia súc to như bò dồn đến vị trí cao bên đường. Hiện tại nhà tôi có 3 con lợn mẹ và lợn đưa lên tầng 3.

Anh Ngô Anh Tuấn, một người dân thôn An Lạc, xã Trung Giã, huyên Sóc Sơn cho biết, đã 3 ngày người dân sống trong bể nước. Toàn bộ dân phải di tản ra khỏi thôn lên nơi an toàn. "Tôi dùng thuyền hơi di chuyển vào ngõ sâu trong làng chở nhu yếu phẩm, cho đến khi cấm toàn bộ dân trong làng thì dùng thuyền di chuyển người ra nơi tập kết để đến chỗ an toàn. Gia súc, thóc lúa chuyển lên các vị trí cao. Các loại gia súc to như bò dồn đến vị trí cao bên đường. Hiện tại nhà tôi có 3 con lợn mẹ và lợn đưa lên tầng 3.

Đ. Hưng/VOV.VN

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/thon-an-lac-o-soc-son-ha-noi-khat-nuoc-sach-sau-lu-post1121278.vov