Thông tư 06 có làm tăng rào cản tiếp cận tín dụng cho bất động sản?
Chỉ còn 10 ngày nữa, Thông tư 06 của Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39 quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó, có bổ sung thêm 4 trường hợp không được cho vay tín dụng. Bên cạnh lo ngại sẽ thêm rào cản tiếp cận tín dụng, thông tư 06 cũng được cho là sẽ góp phần thanh lọc thị trường bất động sản.
TB
+ Thông tư 06 quy định không cho vay vốn để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Việc hạn chế cho vay khi dự án “chưa đủ điều kiện đưa vào kinh doanh” thực sự là đánh đố doanh nghiệp vì nếu đủ điều kiện thì doanh nghiệp đã có nhiều phương án huy động khác. Chưa kể, gần như 90% các dự án hiện tại đều tắc về pháp lý, không đủ điều kiện cho vay theo Thông tư 06.
Thực tế, thỏa thuận mua bán lúc này đều theo hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh và ngân hàng đều cho vay để khách hàng có thể mua được nhà. Nhưng nếu Thông tư 06 có hiệu lực thì chủ đầu tư không thể huy động vốn từ người mua, đồng nghĩa với việc phải tự bỏ vốn ra để hoàn thành dự án và sau đó mới bán được hàng. Điều này, sẽ gây khó cho chủ đầu tư vì ít có ai đủ nguồn vốn để hoàn thiện xong dự án.
Ông NGUYỄN QUỐC HIỆP
Chủ tịch HĐQT GP Invest
“Nếu là các dự án không đủ điều kiện pháp lý thì đó là điều rất chính xác vì đã không đủ điều kiện pháp lý thì không thể được đưa vào hoạt động khai thác, không được đưa vào triển khai.
Trong luật đầu tư và luật KD BĐS thì chúng ta đều cho phép là bán nhà hình thành trong tương lai, đây là cái đặc thù của bđs Việt nam. Tuy nhiên câu chữ trong cái 06 này mà chúng ta hiểu không chính xác thì cái nguồn tín dụng sẽ bị thắt chặt lại, và cái đó nó trở nên rất khó cho các chủ đầu tư.”
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng, thông tư 06 nhằm mục đích loại những giao dịch có tính chất rủi ro cho hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính có lành mạnh thì thị trường mới phục hồi và phát triển ổn định. Về phía các ngân hàng vẫn cam kết cho vay với những dự án đủ điều kiện pháp lý, bởi ngân hàng khi huy động được nguồn vốn thì lẽ dĩ nhiên cũng cần cho vay ra để đảm bảo hoạt động.
Ông NGUYỄN CHÍ THANH
Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam
23962
“Nếu chúng ta không có thanh lọc rõ ràng những dự án chất lượng và những dự án có tính rủi ro thì như vậy việc ổn định phục hồi rất khó khăn. Chúng ta phải rõ ràng những dự án không tốt thì chúng ta phải chấp nhận có sự điều chỉnh thay đổi thậm chí kể cả hủy bỏ. Có những dự án tốt rõ ràng chúng ta vẫn theo tinh thần nghị quyết 33 để đảm bảo nguồn lực tài chính.”
Bà PHÙNG THỊ BÌNH
Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(23224)
“Một số dự án chưa đủ pháp lý thì người ta đã cho vay đối với cá nhân theo cái hình thức là hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng liên doanh liên kết. Như thế đến khi dự án không hoàn thiện được thì rất khó xử lý. Thì trong quy định 06 lần này, NHNN thắt chặt về đối tượng như thế chứ không phải thắt chặt các điều kiện cho vay.”
Mới đây, Thủ tướng đã yêu cầu NHNN và các bộ, ngành nghiên cứu sửa điểm bất hợp lý trong tiếp cận tín dụng vay, trong đó có lĩnh vực bất động sản nêu tại thông tư 06.
Như vậy, nếu quy định này được sửa đổi, chủ đầu tư, doanh nghiệp bất động sản vẫn được vay khi dự án đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện kinh doanh./.
Hằng Nga -
Đào Nghĩa