Thứ quả thường được kết hợp cùng thịt vịt, biết tận dụng còn có thể làm thuốc chữa bệnh

Ngoài được dùng trong nấu ăn, thức uống, sấu còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau để làm thuốc.

Thịt vịt thường được nấu cùng quả sấu để cân bằng vị giác, chống ngán và bồi bổ sức khỏe. Không chỉ thịt vịt, nước canh rau dầm sấu cũng là món ăn giải nhiệt, kích thích tiêu hóa. Hoặc sấu có thể dùng để nấu cùng thịt nạc, canh sườn, thịt bò... đều rất ngon miệng và giúp giải độc.

Ngoài được dùng trong nấu ăn, thức uống, sấu còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau để làm thuốc.

Ngoài được dùng trong việc nấu ăn, thức uống, sấu còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau để làm thuốc.

Ngoài được dùng trong việc nấu ăn, thức uống, sấu còn có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau để làm thuốc.

Hàng năm, mùa sấu kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8. Tuy nhiên, sấu thường được người Việt dự trữ ăn quanh năm, bất cứ lúc nào cần đều có thể lấy ra để nấu ăn, ngâm đường phèn hay điều chế thành thuốc.

Theo nhà khoa học, lương y Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), cây sấu có tên khoa học là Dracontomelum duperreanumP, thuộc họ đào lộn hột. Quả sấu xanh dùng nấu canh chua, quả chín dùng ăn hay làm mứt sấu. Cây ưa trồng ở nơi đất pha cát, mùa xuân ra hoa, mùa hạ kết quả, mùa thu quả chín.

Hàng năm, mùa sấu kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.

Hàng năm, mùa sấu kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8.

Tài liệu "Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam" cung cấp thông tin dinh dưỡng về quả sấu như sau: Trong 100g sấu (tính phần ăn được) có nước: 94,7g; năng lượng: 38Kcal, protein: 1,3g; carbohydrate: 8,2g; chất xơ: 2,7g; photpho: 44mg...

Trong Đông y, sấu là loại quả tính bình, vị chua, chát khi quả còn xanh, ngọt khi chín. Có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, giải độc, giải say rượu, phong độc, nôn do thai nghén…

Quả sấu có thể được tận dụng để trị bệnh theo những cách sau

1. Chữa ho

Cùi sấu tươi 25g sắc với 250ml nước cho đến khi còn 100ml, chia làm 2 lần uống, khi uống cho thêm đường. Uống trong 3 ngày.

2. Trị nghén cho thai phụ

Dùng quả sấu nấu canh cùng thịt vịt hoặc cá diếc để ăn. Ngoài ra, có thể dùng quả sấu xanh ngâm đường, làm thức uống sẽ giảm nôn nghén rất hiệu quả.

Sấu có thể sử dụng để trị nghén cho bà bầu, chữa ho...

Sấu có thể sử dụng để trị nghén cho bà bầu, chữa ho...

3. Chữa nhiệt miệng, háo khát, ngứa cổ, đau họng

Lấy 4-6g cùi sấu khô đem sắc với 2 bát nước còn nửa bát, uống sau bữa ăn sáng. Hoặc lấy 8g cùi quả sấu khô hãm với nước sôi uống trong ngày. Dùng trong một tuần liền.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Lấy sấu hấp với đường, pha thêm nước lọc làm nước giải khát uống trong ngày. Hoặc sử dụng quả sấu tươi nấu canh chua ăn ngay.

Quả sấu rất tốt nhưng cần lưu ý những gì khi dùng?

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, dù sấu là loại quả có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng lại có vị chua, nhất là sấu xanh nên một số nhóm người không nên dùng, bao gồm:

- Người mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng tránh ăn sấu kẻo tình trạng bệnh thêm trầm trọng.

- Nên tránh ăn sấu khi đang đói, ngay từ lúc sáng sớm chưa ăn gì vì sẽ gây ra cồn cào trong bụng và hại dạ dày.

- Trẻ dưới 12 tháng tuổi không nên dùng nhiều quả sấu bởi hệ tiêu hóa của trẻ còn nhạy cảm, dễ bị tác động bởi axit trong sấu.

- Nước sấu là loại thức uống chứa nhiều đường, nếu sử dụng liên tục có thể không tốt cho sức khỏe vì khiến cho lượng đường trong máu tăng.

Dù sấu là loại quả có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng lại có vị chua, nhất là sấu xanh nên một số nhóm người không nên dùng.

Dù sấu là loại quả có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng lại có vị chua, nhất là sấu xanh nên một số nhóm người không nên dùng.

Đi chợ mua sấu, nên chọn những quả có vỏ cứng, thịt dày, còn được gọi là sấu bánh tẻ. Đây là những quả có lớp vỏ hơi sần, cùi dày và có nhiều thịt chua, được xem là những quả sấu ngon nhất.

Ngoài ra, cần lưu ý không nên dùng quá nhiều nước sấu ngâm vì chúng có chứa nhiều đường, nếu uống nhiều sẽ gây tăng đường huyết dẫn đến nguy cơ béo phì, tiểu đường, tim mạch…

Bảo Nam

Nguồn Tổ Quốc: https://toquoc.vn/thu-qua-thuong-duoc-ket-hop-cung-thit-vit-biet-tan-dung-con-co-the-lam-thuoc-chua-benh-20231003111016953.htm