Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Hà Nội phấn đấu thành trung tâm khu vực Đông Nam Á
Hà Nội là trái tim của cả nước, trải qua phát triển hơn 1000 năm, phát triển đầu tàu không chỉ là Vùng Thủ đô mà là cả nước. 'Ngay trong dịch Covdi -19, Chính phủ đã cùng với TP Hà Nội giải quyết các vấn đề và đây cũng là lần thứ 4 Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư của Hà Nội, nói lên sự quan tâm đặc biệt với Thủ đô ngàn năm văn hiến của chúng ta'- Thủ tướng mở đầu bài phát biểu trước toàn thể khách mời tại Hội nghị 'Hà Nội 2020 - Hợp tác Đầu tư và Phát triển'.
Hà Nội phải cạnh tranh với các thành phố trong khu vực
"Hội nghị họp có 4 tiếng thôi nhưng Hà Nội đã chuẩn bị 4 tháng, đặc biệt có nhiều khách quốc tế, đại sứ, nhiều tổ chức tài chính lớn, rất đông DN phát biểu rất tuyệt vời" - Thủ tướng biểu dương.
Vui mừng cùng thành công của Hà Nội với 229 dự án, đủ các loại hình đầu tư tổng mức đầu tư 405.000 tỷ đồng, Thủ tướng nhấn mạnh, chỉ cần 60% dự án đi vào thực hiện là Hà Nội đã thành công rất lớn.
Hội nghị lần này của Hà Nội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Thứ nhất, chúng ta biết hiện nay Covid-19 làm đứt gãy nền kinh tế toàn cầu hết sức nặng nề, tháng trước IMF đánh giá kinh tế thế giới âm 3,9% mới đây dự báo âm 4,9%. Các nước trong nền kinh tế ASEAN bị âm 2%. Nhưng IMF đánh giá Việt Nam, từ 6% theo dự báo xuống 2,7% là mức thấp nhất trong 10 năm qua và đây là mức tăng trưởng cao nhất trong khu vực.
Thứ hai, trong trạng thái bình thường mới, gặp nhiều khó khăn, ý nghĩa của việc thực hiện mục tiêu kép rất quan trọng. Việt Nam đưa ra mấy mục tiêu kép: Ngăn chặn thành công Covid-19, đến nay Việt Nam đã 75 ngày không có ca nhiễm mới, không có người tử vong vì Covid-19, những ca từ nước ngoài về Việt Nam thì được cách ly ngay. Quý I, GDP của Việt Nam đạt 3,82%, mặc dù các nước Nhật Bản, châu Âu, Bắc Á đều gặp nhiều khó khăn. Việt Nam với truyền thống quyết liệt, khi gặp khó khăn sẽ không dừng lại ở con số tăng trưởng trên do đó nhiệm vụ rất cấp bách.
Thứ ba, đặt ra an sinh xã hội giải quyết cuộc sống cho người dân, trong đó Hà Nội đã giải quyết kịp thời với sự giám sát của HĐND, MTTQ TP, đảm bảo không để lại ai phía sau.
Nhấn mạnh Hà Nội và nhìn rộng ra Vùng Thủ đô không chỉ là môi trường chính trị, kinh tế mà là một môi trường an toàn dịch bệnh, một chính quyền năng động, Thủ tướng cho rằng: Hội nghị “Hà Nội 2020, hợp tác, phát triển” với quan điểm chân thành hợp tác, hài hòa giữa Nhà nước, DN và người dân đây là điểm quan trọng với Hà Nội với niềm tin “Hà Nội thiên thời, địa lợi nhân hòa” cho các nhà đầu tư.
Về thiên thời, địa lợi, Hà Nội đang có định hướng cụ thể Nghị quyết 50 của Bộ Chính trị với tinh thần các bên cùng phát triển, cùng có lợi. Đây cũng là sự kiện quan trọng chào mừng 75 năm Quốc khánh, kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiến tới Đại hội lần thứ XIII của Đảng và nhiều sự kiện khác… trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa rất lớn.
“Trong thời điểm khó khăn nhất của dịch Covid-19 tôi như thấy lại Hà Nội tổng khởi nghĩa, niềm tin vào Đảng, Chính phủ, chính quyền địa phương. Hà Nội là một trong số những Thủ đô làm tốt công tác chống dịch. Qua nhiều năm đổi mới phát triển Thủ đô luôn giữ vai trò tiên phong. Hà Nội ngày nay tích cực đối thoại, tháo gỡ tạo mọi điều kiện cho mọi thành phần kinh tế phát triển, tôn vinh DN hợp tác tháo gỡ, xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành, một hệ thống chính trị liêm chính hành động vì người dân, DN.
Hà Nội thu hút nhiều dự án FDI, nhiều tập đoàn và quốc gia lớn trên thế giới, nhiều nhà đầu tư nước ngoài từ châu Âu, Trung Quốc, các nước ASEAN… và nhiều nhà đầu tư trong nước trong khí thế mới, quyết tâm mới. Đặc biệt là những Tập đoàn hạ tầng, công nghệ để triển khai Nghị quyết về thu hút FDI. Mục tiêu của Hà Nội phải vươn tâm cạnh tranh với các TP trong khu vực như Bangkok, Jakarta, Manila, Thượng Hải… đang là vấn đề đặt ra cho cấp ủy chính quyền và nhân dân Thủ đô.
Làm sao hiện thực hóa tầm nhìn đó phải gây dựng được 3 yêu tố thiên thời địa lợi nhân hòa. Thủ tướng cho rằng, phải có thể chế tốt, tranh thủ cơ chế đặc thù của Luật Thủ đô, Nghị định số 63/2017/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định một số cơ chế, chính sách tài chính ngân sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội. Đặc biệt là mới đây Quốc hội quyết định một số cơ chế tài chính cho Hà Nội để Hà Nội phát triển nhanh bền vững. Đồng thời, Hà Nội cần tận dụng thời cơ thị trường chuyển dịch chuỗi toàn cầu, các FTA thế hệ mới đang mở ra.
Chính quyền, cộng đồng DN tận dụng như một yếu tố thiên thời như Hà Nội, tận dụng tối đa Vùng Thủ đô, xem các địa phương trong vùng là đối tác. “Đặc biệt, Hà Nội có các cổ đông đó là DN tốt, người giàu, người giỏi, giới khoa học công nghệ, đó chính là cổ đông chiến lược của Hà Nội. Hôm nay là cơ hội Hà Nội tìm cổ đông chiến lược và các DN tìm cơ hội vào vùng đất Rồng bay này”- Thủ tướng nói.
Về nhân hòa, Thủ tướng nhấn mạnh là yếu tố then chốt nhất với Hà Nội. Đó là ứng xử của Hà Nội, tinh thần của Hà Nội trong chống dịch và nếu 20 năm trước Hà Nội được nhân danh hiệu của UNESSCO TP vì hòa bình, thì đến nay phải tiếp tục phát huy. Cần xây dựng 3 trụ cột: Kiến tạo một nền kinh tế cạnh tranh, môi trường kinh doanh hiệu quả, chất lượng điều hành, phát triển nguồn nhân lực và hệ thống tài chính. Hai là, một môi trường không khí tốt, một hệ thống giáo dục, y tế tuyệt vời, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông hiện đại, không chỉ 10 triệu dân Thủ đô mà các nhà đâu tư kỳ vọng vào Hà Nội như vậy. Làm sao để tạo cho Hà Nội trong trí nhớ trái tim của mọi người. Nếu như TP Boston của Mỹ êm đềm, TP Viên (Italy) là TP âm nhạc, New York là trung tâm tài chính, Hà Nội phải là TP vì hòa bình.
“Nhớ mãi những bài hát về Hà Nội, dù có đi bốn phương trời lòng vẫn nhớ về Hà Nội, sẽ là vốn liếng quý giá thúc đẩy thu hút đầu tư. Các vị đã đi rất nhiều TP, mỗi TP có một bản sắc riêng, phải xây dựng mang bản sắc riêng, phát huy văn hiến ngàn năm của Hà Nội”- Thủ tướng chia sẻ.
Trụ cột thứ ba của nhân hòa tinh là thần đổi mới sáng tạo gắn với kho học công nghệ, CMCN 4.0. Kinh tế số cần xem là động lực quan trọng cho Hà Nội trong phát triển kinh tế.
Xây dựng đội ngũ cán bộ 5 chữ tinh: Tinh thông trong công việc - Tinh nhuệ trong hành động - Tinh gọn bộ máy - Tinh túy về chất cán bộ và Tinh ý hiểu người dân, doanh nghiệp đang cần gì để hành động.
Việt Nam đã chuyển qua giai đoạn khó khăn thách thức nhưng chúng ta kiên cường vượt qua, đã vượt qua bước đầu, Hà Nội có nhiều sáng tạo, cách làm hay, có sự đóng góp quan trọng của bộ máy chính quyền, nhân dân Thủ đô.
Dù Hà Nội đạt được những thành quả to lớn, nhưng Thủ tướng nêu hạn chế: Chất lượng tăng trưởng chưa cao, chưa bền vững, áp lực cạnh tranh với nhiều thủ đô khác. Môi trường đầu tư cải thiện nhưng chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư tầm cỡ, cải cách hành chính, tổ chức bộ máy Nhà nước còn bộ lộ hạn chế, công tác phối hợp thực thi công vụ chưa hiệu quả, cơ sở hạ tầng, dân số... áp lực môi trường, an toàn VSTP… nên việc trao các giấy phép đầu tư trung tâm văn hóa lớn lần này sẽ giải quyết được phần nào thách thức.
Biến nguy thành cơ, yêu cầu đặt ra là của khắc phục hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch Covid-19, Thủ tướng bày tỏ, các phát biểu tâm huyết của các vị khách nước ngoài, doanh nhân, mong lãnh đạo TP tiếp thu, đưa ra các biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả. Mong muốn TP Hà Nội hành động nhất quán. Và cả hợp tác với các nước, với các địa phương, thu hút không chỉ cho riêng mình, thành công của Hà Nội không chỉ riêng Hà Nội mà với các địa phương, với cả nước để nhấn mạnh “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.
Vì thế Thủ tướng yêu cầu, một mặt Hà Nội tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn công khai, mặt khác các bộ ngành Trung ương phải tạo điều kiện cho Hà Nội, Chính phủ luôn bên cạnh Hà Nội cùng Hà Nội tháo gỡ, thuận lợi hơn.
"Làm tổ cho đại bàng đẻ, nhưng cũng phải rải thóc gạo cho chào mào, chim sẻ ăn no”
Với tinh thần không bỏ lại DN nào phía sau, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đang “làm tổ cho đại bàng đẻ, nhưng cũng phải rải thóc gạo cho chào mào, chim sẻ ăn no”. Và vì sự phát triển tốt cho Thủ đô theo Thủ tướng, cũng cần phải quan tâm tới hộ cá thể hợp tác xã làng nghề, đặc biệt DN nhỏ và vừa của Thủ đô cũng phải được phát triển tốt. Làng nghề Hà Nội vô cùng phong phú nên đặc biệt cần quan tâm.
Hà Nội có vùng nông thôn rất rộng lớn, Thủ tướng lưu ý Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu nông thôn mới (đã đạt 93%), đặc biệt xóa nghèo căn bản xong (còn 0,42%) nên Hà Nội tiếp tục bơm thêm hơn 200 tỷ nữa công tác giảm nghèo là rất đúng đắn làm sao để xóa nghèo gần như cơ bản là mục tiêu mong muốn.
Trong bối cảnh cả nước nỗ lực thực hiện mục tiêu kép, Hà Nội cần tạo bước đột phá mới, bản lĩnh chính trị trình độ trí tuệ, truyền thống, bề dày kinh nghiệm lịch sử, sức làm việc năng động sáng tạo, sự phối hợp tích cực giúp đỡ của các bộ ngành, sự ủng hộ của nhân dân cả nước, sự hưởng ứng của cộng đồng quốc tế, DN, nhà đầu tư nhất định Hà Nội sẽ hoàn thành thắng lợi các mục tiêu đề ra, góp phần với sự thắng lợi của cả nước.
Thủ tướng rất vui mình khi nghe lãnh đạo Hà Nội cam kết năm 2020 - một năm rất khó khăn - năm nay Hà Nội tăng trưởng cao, gấp 1,3 lần bình quân tăng trưởng cả nước, mục tiêu thu NSNN không thay đổi. Đây là một cố gắng, quyết tâm lớn của Hà Nội. Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội gần 5.500 USD, nếu duy trì mức tăng trưởng 9%/năm, chỉ trong vòng 10 năm tới, tức 2030, Hà Nội sẽ chạm ngưỡng thu nhập cao, mục tiêu là Hà Nội cán đích thu nhập cao trước năm 2045.
Đây là đầu bài Thủ tướng đề nghị với Hà Nội, đặc biệt vai trò các nhà đầu tư sẽ đóng góp vào để Thủ đô đi trước. Các thành phần kinh tế, nhà đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng cho Việt Nam và Hà Nội, tin tưởng trong tương lai không xa, Hà Nội không phải là trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa giáo dục của Vùng Thủ đô nữa, mà Hà Nội tự tin định vị mình là trung tâm của Đông Nam Á, và Đông Á.