Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phá rừng
Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong bài phát biểu trước Quốc hội sáng nay, ngày 10/11. Tạp chí Công Thương trích đăng bài phát biểu này.
Chính phủ sẽ đánh giá nghiêm túc nguyên nhân khách quan và chủ quan về thiên tai, lũ lụt. Vừa qua đã xem xét tình hình quy hoạch, quản lý rừng của hội đập thủy điện nhỏ để các biện pháp chấn chỉnh, đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm phá rừng, nâng cao chất lượng rừng, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, bảo đảm an toàn cho sản xuất, cuộc sống của người dân.
Đồng thời triển khai các giải pháp căn bản, lâu dài trước tình hình thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng.
Trong đó, tập trung xây dựng các phương án ứng phó hiệu quả, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo, lập bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập lụt, quy hoạch bố trí dân cư phù hợp hơn toàn bộ máy phòng, chống thiên tai, trang bị thêm các phương tiện, thiết bị cần thiết.
Lựa chọn một số dự án ưu tiên đầu tư để nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Sẽ ban hành Chiến lược ứng phó thiên tai vào cuối năm nay.
Thời gian gần đây hiện tượng thiên tai, biến đổi khí hậu và thời tiết diễn ra ngày càng khốc liệt hơn với tần suất dài hơn.
Ngoài những thiệt hại về vật chất, chúng ta đau buồn khi thiên tai, bão lũ, các vụ sạt lở đất đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân vô tội. Chúng ta bàng hoàng khi có nhiều thi thể trẻ em được tìm thấy tại hiện trường vụ sạt lở kinh hoàng xảy ra gần đây, như vụ sạt lở ở huyện Phước Sơn.
Bão lũ và sạt lở ở miền Trung gần đây, dù ở vùng Tây Bắc, Tây Nguyên do biến đổi khí hậu cực đoan do địa hình dốc đứng cho sự tác động của con người. Điều này đã tạo ra nhiều tranh luận.
Song dù bất luận nguyên nhân trực tiếp là gì thì chúng ta vẫn phải tiếp tục bảo vệ rừng, nhất là rừng tự nhiên một cách nghiêm ngặt.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ tôi đã yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên và chúng ta cần tiếp tục nhất quán quan điểm đó.
Độ che phủ rừng hiện nay chúng ta đã tăng trở lại trên 42 % song so với nhiều nước thì vẫn còn thấp. Do đó chúng ta phải tiếp tục trồng cây gây rừng làm cho Tết trồng cây trở thành hoạt động thực chất hơn nữa, theo lời dạy của Bác Hồ.
Hướng đến lời dạy đó tôi đề xuất sáng kiến trồng một tỷ cây xanh cho 5 năm tới. Trong đó, có trồng cây tại các khu đô thị.