Thủ tướng thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống ở đại lễ Vesak 2019

Tại lễ khai mạc đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 sáng 12/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo, chức sắc các nước thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống.

Khai mạc đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2019 khai mạc sáng 12/5 tại chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam) và kéo dài tới ngày 14/5.

 Sáng 12/5, đại lễ Vesak 2019 đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).

Sáng 12/5, đại lễ Vesak 2019 đã được khai mạc tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam).

 Đây là năm thứ 16 đại lễ được tổ chức với chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ về xã hội bền vững".

Đây là năm thứ 16 đại lễ được tổ chức với chủ đề "Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ về xã hội bền vững".

Theo ban tổ chức, Vesak 2019 ghi nhận số lượng lãnh đạo cấp cao, khách quốc tế tham dự kỷ lục. Hơn 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng tham dự.

Theo ban tổ chức, Vesak 2019 ghi nhận số lượng lãnh đạo cấp cao, khách quốc tế tham dự kỷ lục. Hơn 1.650 chức sắc và lãnh đạo các giáo hội, nhà nghiên cứu... đến từ hơn 112 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hơn 20.000 đại biểu là phật tử, nhân dân trong nước cùng tham dự.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở chùa Tam Chúc sáng nay.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có mặt ở chùa Tam Chúc sáng nay.

Phó tổng thống Ấn Độ - Venkaiah Naidu.

Phó tổng thống Ấn Độ - Venkaiah Naidu.

 Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan Tashi Dorji có mặt từ rất sớm. Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật).

Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Bhutan Tashi Dorji có mặt từ rất sớm. Theo quan niệm Phật giáo, lễ Phật đản là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni vào 15/4 âm lịch năm 624 trước Công nguyên. Phật giáo Nam Tông và Tây Tạng còn gọi đó là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm ngày ra đời, ngày thành đạo và ngày nhập Niết bàn của Đức Phật).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống. Đại lễ còn có lễ cầu nguyện quốc thái dân an; hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; triển lãm cổ vật phật giáo; diễu hành xe hoa… Ảnh: Quang Hiếu.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thực hiện nghi lễ tắm Phật truyền thống. Đại lễ còn có lễ cầu nguyện quốc thái dân an; hoa đăng cầu nguyện hòa bình thế giới; triển lãm cổ vật phật giáo; diễu hành xe hoa… Ảnh: Quang Hiếu.

Ban tổ chức đại lễ Vesak 2019 cho biết đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 - Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Ban tổ chức đại lễ Vesak 2019 cho biết đã nhận được hơn 500 bài tham luận của học giả quốc tế và Việt Nam, cùng làm rõ chủ đề của Vesak 2019 - Cách tiếp cận của Phật giáo về sự lãnh đạo toàn cầu và trách nhiệm cùng chia sẻ vì xã hội bền vững.

Nhiều diễn đàn về chủ đề này cũng sẽ được tổ chức như lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục, gia đình hòa hợp, Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0, cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

Nhiều diễn đàn về chủ đề này cũng sẽ được tổ chức như lãnh đạo có trách nhiệm vì xã hội bền vững, cách tiếp cận của Phật giáo về giáo dục, gia đình hòa hợp, Phật giáo và cách mạng công nghiệp 4.0, cách tiếp cận của Phật giáo về tiêu thụ có trách nhiệm.

Việt Linh

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/thu-tuong-thuc-hien-nghi-le-tam-phat-truyen-thong-o-dai-le-vesak-2019-post945349.html