Thứ xưa ít người ăn, giờ thành đặc sản nổi tiếng ngon và bổ dưỡng, được tìm mua khắp nơi, 400.000 đồng/kg

Nếu ai đến với Bình Thuận mà chưa được thưởng thức những món ngon từ con dông thì quả thật đáng tiếc. Loài này dù có vẻ bề ngoài đáng sợ, ai cũng tránh xa, nhưng thịt của chúng là đặc sản ngon và bổ dưỡng, đang được ưa chuộng trên thị trường.

Bình Thuận là nơi nổi tiếng với du lịch và nhiều món ăn đặc sản vừa ngon vừa lạ, trong đó phải kể tơícác món ăn từ dông - một loài bò sát được người dân địa phương gọi với cái tên đầy mỹ miều là "vua sa mạc".

Dông còn có tên gọi khác là kỳ nhông, loài này có đặc điểm ngoại hình giống như tắc kè, khi trưởng thành có thể dài từ 30-60cm. Chúng có đầu hình tam giác, trên có hai hốc tai khá to, trán có cục xương nhỏ nhô lên; vỏ ngoài hơi sần sùi, da đỏ hồng và có các vệt màu đen hoặc cam xuất hiện rải rác trên thân mình.

Dù trông đáng sợ nhưng thịt dông ngon và bổ dưỡng.

Dù trông đáng sợ nhưng thịt dông ngon và bổ dưỡng.

Tại Việt Nam, dông có nhiều trên vùng cao nguyên, vùng núi vào các ngày nắng hạn tháng 4, tháng 5. Do chúng có khả năng thay đổi màu sắc theo lá cây, vì vậy nếu muốn bắt được chúng, người ta cực kỳ tinh mắt và chuẩn bị đồ nghề kỹ càng.

Người Bình Thuận thường dùng lưới, dò, hay đào cát, bẫy, chặn ngách để bắt dông đem về chế biến. Dông trong tự nhiên chắc thịt và ngon hơn dông nuôi nhốt, vì thế rất được du khách ưa chuộng.

Muốn săn kỳ nhông phải có kinh nghiệm. Loài này có tự nhiên ở các bãi cát hoặc được người dân nuôi trong các trang trại.

Muốn săn kỳ nhông phải có kinh nghiệm. Loài này có tự nhiên ở các bãi cát hoặc được người dân nuôi trong các trang trại.

Thịt dông trắng, săn chắc, thơm ngọt hơn cả thịt gà, phần xương mềm ăn sần sật rất đã. Từ dông có thể làm thành nhiều món ngon, có thể kể tới như dông chiên bơ, dông hấp, dông nướng ớt... Trong đó, món được yêu thích nhất là dông nướng ớt, món này có mặt trong các nhà hàng, quán ăn và được nhiều du khách tìm đến để thưởng thức.

Người dân địa phương cho biết chế biến dông cũng khá kỳ công. Sau khi bắt về, dông phải được sơ chế kỹ lưỡng trước khi nấu để loại bỏ chất bẩn cũng như mùi hôi trên cơ thể của chúng.Theo đó, người ta cho dông vào nước sôi, luộc sơ qua để lớp đất bám chặt trên da bong ra. Sau đó, họ mổ bụng, làm sạch ruột bằng cách xát muối, rửa sạch bụng một lần nữa cùng nước muối, để ráo nước và chuẩn bị cho các bước chế biến tiếp theo.

Nếu như trước đây dông chỉ có hoang dại trong tự nhiên, được bà con địa phương bắt về để làm món ăn, thì những năm gần đây, chúng đã được biết tới nhiều hơn, vì thế thịt dông trở nên đắt đỏ và phải đặt hàng mới mua được. Tùy vào từng loại dôngmà chúng được rao bán với giá khác nhau. Trong đó, loại dôngđất dùng chế biến món ăn có giá 400.000 đồng/kg thịt.

Từ dông có thể làm thành những món đặc sản vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.

Từ dông có thể làm thành những món đặc sản vô cùng hấp dẫn và bổ dưỡng.

Thịt dông được yêu thích không chỉ bởi độ thơm ngon đặc biệt mà còn có tác dụng chữa bệnh. Trong Đông y, thịt dông được dùng để giảm đau, kích thích tiêu hóa, tiêu độc, làm khô vết thương, chữa thấp khớp, suy dinh dưỡng, kém ăn ở trẻ.

Vì mang lại giá trị kinh tế, hiện nay nhiều hộ gia đình ở miền Tây dã mở rộng mô hình nuôi dông để tăng thêm thu nhập.

"Dông trong tự nhiên ngày càng hiếm do lượng người khai thác đông. Để mua được loại dông này phải đặt trước, chúng có giá thành cao hơn bởi thịt ngọt và chắc. Còn dông nuôi cũng có nhiều, giá thành mềm hơn. Các hộ dân nuôi dông để bán cho nhà hàng và các quán ăn", một người dân ở Bình Thuận chia sẻ.

- Video: Câu được cá nheo châu Âu bạch tạng khổng lồ. Nguồn: Best Documentary.

Theo H.A/Đời sống gia đình

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/thu-xua-it-nguoi-an-gio-thanh-dac-san-noi-tieng-ngon-va-bo-duong-duoc-tim-mua-khap-noi-400-000-dong-kg/20231017085554554