Thúc đẩy cắt giảm phát thải Thủy ngân từ Nhà máy Nhiệt điện than
Ngày 25/9 Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp (ATMT) phối hợp với Tổ chức Biên giới Carbon Nhật Bản (JCOAL) và Viện nghiên cứu EXRI tổ chức hội thảo chính sách và công nghệ kiểm soát phát thải thủy ngân ngành nhiệt điện than Việt Nam
Sự kiện được tổ chức trực tuyến và trực tiếp đồng thời giữa Việt Nam và Nhật Bản. Đây là hoạt động nằm Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác Việt Nam – Nhật Bản về Quản lý phát thải Thủy ngân (Hg) ngành Nhiệt điện than Việt Nam.
Tại sự kiện ông Koki TAKAKI – Giám đốc Văn phòng Quản lý Thủy ngân Bộ Môi trường Nhật Bản cho biết sắp tới thủy ngân được bổ sung vào quy chuẩn khí thải tại Việt Nam trong khi Than nội địa Việt Nam cũng có loại có nồng độ Hg cao, có khả năng cần có đối sách Thủy ngân với nhà máy điện than.
Theo ông Koki TAKAKI dù bất kỹ thuật giải pháp Thủy ngân nào thì từ lúc phán đoán có cần thiết hay không cho đến khi áp dụng cũng cần thời gian tính theo năm, vì thế hội thảo hướng đến mục tiêu cung cấp đến những người liên quan về lĩnh vực than của Việt Nam nhận thức đầy đủ mối liên quan giữa than và thủy ngân (Hg) cũng như kỹ thuật giải pháp trước khi các quy chuẩn khí thải được công bố nhằm rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả thực thi khi đi đến áp dụng…
Phát biểu tại hội thảo, bà Đỗ Phương Dung - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường Công nghiệp cho biết thực hiện các mục tiêu về phát triển bền vững, Bộ Công Thương Việt Nam đã và đang triển khai nhiều hoạt động hướng tới một nền sản xuất giảm phát thải và bảo vệ môi trường.
Cụ thể, ngày 08/9/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường ngành Công Thương giai đoạn 2020 - 2025, trong đó bảo vệ môi trường ngành nhiệt điện than được xác định là trọng tâm công tác bảo vệ môi trường ngành Công Thương, hài hòa giữa phát triển, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Theo Phó Cục trưởng Cục ATMT, trong khuôn khổ Chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản với sự tài trợ của Bộ Môi trường – Nhật Bản, Cục ATMT cũng đã phối hợp với nhóm đối tác Nhật Bản, đại diện là Viện nghiên cứu Exri về Quản lý phát thải Thủy ngân ngành Nhiệt điện than triển khai nhiều hoạt động, bao gồm kiểm kê phát thải Thủy ngân tại một số Nhà máy Nhiệt điện than Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm của hai nước về xây dựng chính sách, công nghệ kiểm soát và giám sát phát thải Thủy ngân …
Trình bày về các hoạt động liên quan đến kiểm soát phát thải Thủy ngân từ nguồn đốt than của Việt Nam bà Vũ Huyền Phương – Cục ATMT cho thấy thực tế hiện Việt Nam có 33 nhà máy nhiệt điện than đang hoạt động; Tổng công suất lắp đặt thực tế: 27.264 MW; trong đó một số đã vận hành trong nhiều năm: Phả Lại, Ninh Bình; một số công suất nhỏ: Cao Ngạn, Nông Sơn, Na Dương, An Khánh và Nhiều nhà máy hiện đại, công suất lớn đi vào hoạt động thời gian gần đây: Sông Hậu 1, Nghi Sơn 2, Thái Bình 2, Vân Phong 1...
Hiện có 10 nhà máy nhiệt điện than có công nghệ CFB sử dụng nguyên liệu than nội địa chất lượng thấp (cám 6 hoặc đuôi cám 6) số còn lại là công nghệ PC sử dụng than nội địa (cám 5), than nhập bitum và á bitum.
Đến nay tất cả các nhà máy nhiệt điện đều có hệ thống quan trắc khí thải online, tự động liên tục kết nối với Sở TNMT địa phương để giám sát (thông số giám sát Bụi, NOx, SOx). Các nhà máy mới đáp ứng tốt QCVN 22:2009/BTNMT, một số nhà máy đầu tư trước năm 2005 đã có kế hoạch nâng cấp hệ thống xử lý khí thải nhằm đáp ứng QCVN 22:2009/BTNMT trong trường hợp thay đổi, nâng cấp đô thị (Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Uông Bí, Phả Lại 2); các nhà máy cũ (Ninh Bình - 1974, Phả Lại 1-1983) không lắp đặt hệ thống khử Sox…
Nhiều nhà máy tiêu thụ 100% lượng tro xỉ thải ra trong năm: Duyên Hải 3 MR, Formosa Đồng Nai, Thăng Long, Ninh Bình, Phả Lại...tiêu thụ tro, xỉ tồn trữ tại bãi chứa gồm: Cẩm Phả, Mông Dương 1, Vũng Áng 1, Duyên Hải 3... Các nhà máy cũng đều đáp ứng QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp (các chỉ tiêu Nhiệt độ, pH, BOD5, COD, TSS, Amoni, dầu mỡ)…
Mới đây ngày 5/9/2023 Bộ Tài nguyên và Môi trường có Dự thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia QCVN về khí thải công nghiệp Thay thế QCVN 19:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ; QCVN 20:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ; QCVN các ngành đặc thù như QCVN 22:2009/BTNMT về khí thải công nghiệp nhiệt điện...
Tại Dự thảo này bổ sung các quy định thông số về hàm lượng cho phép Thủy ngân và hợp chất Hg trong Thiết bị phát điện sử dụng nhiên liệu rắn (nhà máy, cơ sở phát điện).
Từ nhiệm vụ “Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất biện pháp quản lý thủy ngân từ hoạt động nhiệt điện và khai thác, chế biến khoáng sản”, Cục ATMT giai đoạn 2016 – 2017, tập trung vào 02 nhóm ngành: Nhiệt điện than Khai thác và chế biến khoáng sản và kết quả ban đầu của “Kiểm kê phát thải Hg trong ngành nhiệt điện than” (trong khuôn khổ MOU kỹ giữa Cục ATMT và Viện Exri, tài trợ bởi Bộ MT Nhật Bản) đã chỉ ra:
Các chương trình kiểm kê phát thải thủy ngân (tính toán các thông số làm cơ sở xây dựng Dự thảo) đều được thực hiện từ 05 năm trước: Thay đổi về nguồn than nguyên liệu, công suất huy động theo thời điểm Hg có mặt trong các loại mẫu (than nguyên liệu, tro bay, xỉ đáy, khí thải) nhưng chưa thể kết luận hàm lượng/nồng độ chính xác (tương đối), thời điểm, phương pháp lấy mẫu, phương pháp phân tích khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau…
Dự thảo QCVN dự kiến bổ sung Hg là thông số kiểm soát, lộ trình kiểm soát trước năm 2030. Cần có một chương trình kiểm kê phát thải Hg đầy đủ để xác định hàm lượng/nồng độ Hg, hệ số phát thải theo loại than nguyên liệu và công nghệ và khả năng đáp ứng theo QCVN mới về Hg.
Tại Hội thảo, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 cho biết trong công tác bảo vệ môi trường Nhà máy đã giám sát định kỳ chất lượng nước thải bao gồm nước thải nước thải tại cửa xả, nước thải sau kênh nước FGD (định kỳ 1 tháng/1 lần) nước tại bãi chứa xỉ và nước thải hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung (định kỳ 3 tháng/ 1lần), thông số Thủy ngân trong nước thải rất thấp bé hơn nhiều so với giới hạn cho phép (theo QCVN 40:2011/BTNMT, cột B, Kq=1,3Kf=0,9 , giá trị Hg ≤0,0117 mg/l ); Chất lượng khí thải theo giám sát định kỳ tại ống khói, phân tích nồng độ Hg trong khí thải, kết quả cho thấy nồng độ thủy ngân tại đây rất thấp.
ĐTM của Nhiệt điện Vũng Áng 1 được phê duyệt năm 2006, do đó với thiết bị xử lý khí thải đã thiết kế và lắp đặt hiện hữu, Nhà máy không thể đáp ứng phát thải Bụi, SO2 và NOx cực đại đảm bảo theo yêu cầu của Dự thảo. Vũng Áng 1 đề xuất áp dụng là giá trị phát thải cực đại của hệ thống xử lý khí thải theo Báo cáo ĐTM đã phê duyệt vì nếu áp dụng giới hạn các thông số phát thải quá thấp Nhà máy không thể vận hành lâu dài liên tục.
Trình bày về Khung Chính sách Kiểm soát phát thải thủy ngân và quá trình phát triển Kiểm kê phát thải thủy ngân tại Nhật Bản Viện Nghiên cứu EXRI chia sẻ lịch sử công tác bảo vệ chất lượng không khí; Tổng quan về Điều 8, Công ước Minamata; kinh nghiệm Giải pháp chính sách để kiểm soát phát thải thủy ngân; Xây dựng tiêu chuẩn phát thải thủy ngân Xây dựng Danh mục kiểm kê phát thải thủy ngân của Nhật Bản...
Kinh nghiệm này từ Nhật Bản cho thấy để đi đến Giải pháp chính sách để quản lý thủy ngân trên cơ sở Hiệp ước Minamata tại Nhật Bản đã có nhiều hoạt động thảo luận về chính sách trong nước; ngoài ra quá trình nghiên cứu Giải pháp phòng chống phát thải thủy ngân vào khí quyển của Nhật Bản để đi đến những sửa đổi điều chỉnh tại Luật Kiểm soát Ô nhiễm không khí - APCA (bao gồm các nghĩa vụ báo cáo của các cơ sở phát thải thủy ngân và tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải), mất thời gian khá dài với nhiều phiên chất vấn, điều chỉnh sửa đổi…
Nhằm hỗ trợ Việt Nam thực thi hiệu quả Công ước Minamata Hỗ trợ nắm bắt thực trạng phát thải đang sử dụng, Kiểm kê phát thải, xây dựng quy phạm quản lý Thủy ngân thích hợp. …Tại hội thảo các đơn vị, doanh nghiệp Nhật Bản đã chia sẻ những tri thức, kỹ thuật mới nhất liên quan đến Hg như: Kỹ thuật kiểm soát phát thải Thủy ngân trong nhà máy Nhiệt điện than: Công nghệ tách Thủy ngân từ Hệ thống kiểm soát chất lượng khí thải Công nghệ kiểm soát Thủy ngân sử dụng than hoạt tính: Chất hấp thụ Thủy ngân của Ajinomoto Fine –Techno…