Thực hiện 6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Chính phủ ban hành cơ chế xử lý tài chính cho PVN bù giá trong bao tiêu sản phẩm Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn
Ngày 24/10/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2022/NĐ-CP về cơ chế xử lý tài chính cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi thanh toán khoản tiền bù giá trong bao tiêu sản phẩm của Dự án liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn. Nghị định nêu rõ, Nhà nước xử lý tài chính cho PVN khi thanh toán khoản tiền bù giá đối với sản phẩm thực nhận của Dự án LHD Nghi Sơn nhưng không quá 10 năm kể từ thời điểm PVN chính thức bao tiêu sản phẩm của Dự án.
Ban hành NĐ mới về nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Nghị định số 86/2022/NĐ-CP ngày 24/10/2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên về: mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh, đào tạo và văn bằng, chứng chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước về tiếng Việt và tiếng các dân tộc; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Chính phủ cho biết từ nay đến cuối năm các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện 6 giải pháp trọng tâm để bảo đảm tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công và triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia. Trong đó tập trung tăng cường, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác lập kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương phải bám sát các mục tiêu, căn cứ, nguyên tắc, yêu cầu, trình tự lập, thẩm định kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm quy định tại Luật Đầu tư công; tập trung làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị thực hiện dự án; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác lập kế hoạch từ khâu lập, thẩm định, phân bổ, thông báo kế hoạch cho từng chương trình, dự án; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công; thường xuyên tổ chức tập huấn, đào tạo đội ngũ cán bộ thực hiện công tác lập kế hoạch …