Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em

Tham luận của đồng chí Hà Thị Nga, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tại Hội thảo 'Triển khai thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh' do Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc của Chính phủ và Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức.

Hội LHPN Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội đại diện nay, khi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ Việt Nam trong đó có nhiệm vụ đề xuất, kiến nghị lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong cây đang văn bản quy phạm pháp luật nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trang cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được ăn tăn quy phạm pháp luật điều chỉnh (Khoản 7, điều 5, Luật Bình đẳng giới).

Với chức năng, nhiệm vụ và tâm huyết của mình đối với sự bình đẳng, phát triển của phụ nữ DTTS khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, Hội LHPN Việt Nam đã có nhiều hoạt động nghiên cứu, tham vấn các bộ, ban ngành lên quan như Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, một số tổ chức quốc tế và các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực để xây dựng nội dung Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiệt đối với phụ nữ và trẻ em” một cách nghiêm túc, với mục tiêu giải quyết được cơ bản những yêu cầu thực tiễn đang đặt ra đối với phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và miền núi.

Dự án 8 xác định mục tiêu chung là “Nâng cao nhận thức, thay đổi định kiến, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, thực hiện mục tiêu bình đồng giới và tập trung giải quyết có hiệu quả một số vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng DTTS và nhiều núi giai đoạn 2021- 2030”. Đối tượng thụ hưởng của dự án là phụ nữ và trẻ em gái tại các xã và thôn bản đặc biệt khó khăn, ưu tiên phụ nữ và trẻ em gái là người DTTS trong các hộ nghèo, cận nghèo, nạn nhân bị mua bán, bị bạo lực gia đình, bị xâm hại tình dục, di cư lao động không an toàu/lấy chồng nước ngoài trở về, phụ nữ khuyết tật.

Để đạt được mục tiêu đề Dự án 8 sẽ tập trung vào một số hoạt động lớn gồm: Tuyên truyền, vận động, nâng cao kiến thức, thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, nhằm thay đổi vai trò giới, giảm thiểu vi tiến tới xóa bỏ các khuôn mẫu và định kiến giới. Đặc biệt, Dự án 8 đề xuất triển khai 4 gói hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn và chăm sóc sức khỏe trẻ em nhằm khuyển khích phụ nữ thay đổi tập quán sinh đẻ tại nhà, gây nguy hiểm đến tính mạng bà mẹ và trẻ em.

Xây dựng và nhân rộng các mô hình nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ. Lấy mô hình tổ phụ nữ tiết kiệm vay vốn thôn bản đã được Hội tổ chức thực hiện thành công làm nền tảng, thí điểm tích hợp thêm các giải pháp đổi mới và lồng ghép giới cho mô hình này. Thí điểm và nhân rộng mô hình địa chi an toàn hỗ trợ bảo vệ phụ nữ là nạn nhân bạo lực gia đình nhằm cung cấp những địa chỉ an toàn trong cộng đồng, bảo vệ, giúp đỡ kịp thời cho nạn nhân.

Đảm bảo tiếng nói và sự tham gia thực chất của phụ nữ và trẻ em trong các hoạt động phát triển kinh tế-xã hội của địa phương; thúc đẩy, hỗ trợ phụ nữ tham gia bình đẳng, chủ động trong thực hiện và giám sát các chủ trương, chính sách, pháp luật triển khai tại cộng đồng.

Giám sát và đánh giá về thực hiện bình đẳng giới trong toàn bộ CTMTQG thông qua bộ công cụ giám sát và đánh giá chuyên đề giới có các chỉ tiêu định lượng cụ thể phù hợp với hệ thống giám sát và đánh giá chung của Chương trình...

Nhóm PV XDĐ-NC (Lược ghi)

Nguồn Thanh Hóa: http://baothanhhoa.vn/thoi-su/thuc-hien-binh-dang-gioi-va-giai-quyet-nhung-van-de-cap-thiet-doi-voi-phu-nu-va-tre-em/128998.htm