Thực hiện công việc phục vụ cộng đồng - biện pháp mới cần tính toán lợi ích, cách thức thực hiện
Việc bổ sung quy định về biện pháp 'thực hiện công việc phục vụ cộng đồng' tại Điều 33 dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) được coi là biện pháp mạnh mẽ có tính răn đe và giáo dục cao trong phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên tính khả thi, đồng bộ của biện pháp này vẫn cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung.
Đây là một trong những nội dung nhận được sự quan tâm góp ý của các đại biểu, chuyên gia tại Hội nghị phản biện xã hội nhằm hoàn thiện dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) sáng 24/8 tại Hà Nội.
Các đại biểu đánh giá việc bổ sung biện pháp “thực hiện công việc phục vụ cộng đồng” là một bước đột phá của dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Tuy nhiên, quy định như dự thảo Luật là chưa có mục tiêu rõ ràng của chính sách.
Bà ĐÀM THỊ VÂN THOA, Trưởng Ban Chính sách - Luật pháp, TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam: “Đây là bước rất mới. Chúng tối rất muốn có nghiên cứu tác động sâu hơn nhất là với xã hội và tương thích với pháp luật quốc tế và quốc gia đồng thời đảm bảo tính khả thi trong quá trình thực hiên.”
Bà NGUYỄN THỊ KỲ, Nguyên Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng đại biểu: “Sẽ có những khó khăn khi triển khai vì liên quan đến nguồn lực con người, thời gian, cách quản lý hiệu quả trong triển khai trong phục vụ cộng đồng.”
Ông NGUYỄN HỒNG HẢI, Phó Cục trưởng Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ Tư pháp: “Bổ sung biện pháp nay cũng cần cân nhắc tính đồng bọ khả thu cũng như mục đích áp dụng biện pháp, ví dụ áp dụng biện pháp vì lợi ích cộng đồng thì có tiêu chí nào là vì lợi ích cộng đồng, ai sẽ là người xác định tiêu chí cộng đồng đó. Cũng phải xác định có người gây bạo lực họ cũng là tổ chức thành viên của các cơ quan tổ chức khác, vậy khi thực hiện biện pháo này thì thời gian này có liên quan thời gian họ thực hiên nhiệm vụ của cơ quan, phải giải quyết mối quan hệ này.”
Cũng theo các chuyên gia việc quy định áp dụng biện pháp này cần xác định rõ: Người bị bạo lực gia đình có lợi ích gì từ việc áp dụng biện pháp này hay không? Việc xác định phục vụ cộng đồng, nhu cầu của cộng đồng có cần phải xuất phát từ sự thống nhất chung của cộng đồng? Tổ hòa giải cơ sở, người được phân công xử lý vụ việc gia đình có quyền đại diện cho cộng đồng hay phải chính cộng đồng hoặc người có thẩm quyền đại diện của cộng đồng đề nghị?
Thực hiện : Như Thảo Ninh Tùng