Thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và thực thi pháp luật tại địa phương

Ngày 24/5/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đây được xem là văn kiện chính trị quan trọng của Đảng định hướng cho sự phát triển của hệ thống pháp luật nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Nhậnthức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của Nghị quyết số 48, Ban Thường vụ Tỉnh ủyđã ban hành các kế hoạch, xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiệnNghị quyết. Đồng thời tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, triển khai đếntoàn thể cán bộ chủ chốt trong tỉnh; chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, cácngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết.

Qua đó đã nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọngcủa công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam với trọng tâmlà hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và xây dựngNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phát huy vai trò của pháp luật đểgóp phần quản lý xã hội; giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, xây dựngnhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do dân chủcủa công dân.

Từkhi Nghị quyết số 48-NQ/TW được ban hành đến nay, quá trình xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến căn bản và đạtđược kết quả nhất định, thể hiện rõ nét là chương trình xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật hàng năm được thực hiện nghiêm túc.

Từ năm 2005 đếntháng 6/2019, HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh đã ban hành 3.321 văn bảnquy phạm pháp luật. Trong đó cấp tỉnh 653 văn bản, gồm 147 nghị quyết, 502 quyếtđịnh và 40 chỉ thị; cấp huyện 407 văn bản, gồm 180 nghị quyết, 176 quyết định,51 chỉ thị; cấp xã 2.311 văn bản, gồm 1.813 nghị quyết, 429 quyết định, 69 chỉthị.

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành trên địa bàn tỉnh bảo đảmđúng quy trình, thủ tục quy định và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thốngnhất với hệ thống pháp luật; có tác động tích cực đối với việc hoàn thiện thểchế, cơ chế, chính sách của tỉnh, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, điều hành các mặtKT-XH ở địa phương.

Bêncạnh đó, việc tổ chức thi hành pháp luật ở địa phương được đảm bảo thực hiện bằngnhiều biện pháp đồng bộ của các cơ quan, chính quyền địa phương, từ việc thựchiện các chính sách phát triển kinh tế-xã hội đến các biện pháp tuyên truyền,giáo dục và thi hành pháp luật đều được tiến hành đồng bộ, cụ thể.

Đồng thơìcác biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật ở địa phương được xây dựng trên cơ sởcác nguồn lực, mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp và được tổ chức thực hiện thông quaviệc kết hợp phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của địaphương với việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật. Việc theodõi thi hành pháp luật đã có sự gắn kết giữa việc kiểm soát thủ tục hành chínhvà kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.

Côngtác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được quan tâm chỉ đạo thựchiện theo kế hoạch thống nhất từ tỉnh đến cơ sở. Trong 15 năm qua, các ngành,các cấp từ tỉnh đến cơ sở tổ chức 12.357 hội nghị tập huấn, tuyên truyền phápluật; 37.536 cuộc truyên truyền pháp luật lưu động; 42.482 buổi tuyên truyềnpháp luật trên loa, đài, chuyên mục phát thanh và truyền hình; trợ giúp pháp lý7.832 vụ việc; tổ chức 2.674 hội nghị, tọa đàm, tuyên truyền lưu động cho hơn54.280 lượt người tham dự; tổ chức nhiều hội thi tìm hiểu pháp luật. Biên soạn,phát hành trên 291.000 ấn phẩm, tài liệu, tạp chí tuyên truyền; 138.440 sách,86.350 tờ gấp có nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhândân...

Điđôi với việc xây dựng thể chế về xây dựng pháp luật và theo dõi thi hành phápluật trên địa bàn tỉnh, cơ cấu tổ chức, biên chế thực hiện nhiệm vụ xây dựngpháp luật và theo dõi thi hành pháp luật cũng được quan tâm kiện toàn; chú trọngviệc bổ nhiệm, điều động, đào tạo... Do đó trình độ chuyên môn của đội ngũ cánbộ làm công tác pháp luật trên địa bàn cơ bản đáp ứng được yêu cầu công việc.

Năm 2005, toàn tỉnh có 184 cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật và công tácpháp chế, trong đó có 39 người có trình độ cử nhân Luật, 78 người có trình độtrung cấp Luật và 67 người có trình độ chuyên ngành khác. Đến nay, đội ngũ làmcông tác pháp luật có 242 người, trong đó có 6 Thạc sĩ, 165 người có trình độ Cửnhân Luật, 29 người có trình độ trung cấp Luật và 42 người có trình độ chuyênngành khác.

Hàng năm, Sở Tư pháp, UBND các huyện, thành phố tổ chức các lớp tậphuấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản vàtheo dõi thi hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở; thườngxuyên hướng dẫn, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ…

Nhìnchung, kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 48, công tác xây dựng và thực thi phápluật ở tỉnh ta có nhiều tiến bộ và chuyển biến cơ bản; hệ thống văn bản quy phạmpháp luật của địa phương được hoàn thiện, bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vựccủa đời sống kinh tế - xã hội theo phân cấp và thực tiễn quản lý Nhà nước ở địaphương đặt ra, tạo hành lang pháp lý quan trọng, động lực cho quá trình pháttriển kinh tế - xã hội của tỉnh.

LêXuân

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/thyc-hien-hieu-qua-cong-tac-xay-dyng-va-thyc-thi-phap-luat-tai-dia-phuong-2019082908048557p12c16.htm