Thực hiện Nghị quyết 06 ở Tràng Định: Góp phần phát triển nông nghiệp bền vữngTin khácSẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10Người đi tìm hình của nước
Thời gian qua, UBND huyện Tràng Định đã chú trọng triển khai các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 25/11/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2020 – 2030 trên địa bàn (Nghị quyết 06). Qua đó, góp phần quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện phát triển bền vững.'Việc thực hiện Nghị quyết 06 đã bước đầu đạt một số kết quả, thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, thực hiện các giải pháp hoàn thành mục tiêu nghị quyết đề ra. Trong đó, tập trung mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng vùng trồng đối với các sản phẩm chủ lực và thu hút đầu tư, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững'.
Tràng Định là một trong những huyện có nhiều sản phẩm đặc sản như: quế, hồi, thạch đen, quýt. Sau khi Nghị quyết 06 được ban hành, Huyện ủy Tràng Định đã ban hành Kế hoạch số 62 ngày 2/11/2021 về thực hiện nghị quyết và đặt ra mục tiêu, nhiệm vụ phù hợp với thực tiễn của huyện. Trong đó, tập trung xây dựng và phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung cây trồng chủ lực, phấn đấu đến năm 2025, huyện sẽ xây dựng 7 chuỗi liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền huyện cũng đề ra các giải pháp để thực hiện, trong đó, công tác tuyên truyền được huyện chú trọng. Từ năm 2021 đến nay, toàn huyện đã tuyên truyền được trên 25 cuộc với khoảng 400 người nghe về các nội dung liên quan đến thực hiện nghị quyết.
Từ năm 2010, huyện đã quy hoạch vùng trồng tập trung, trong đó, chú trọng xây dựng vùng trồng quế và thạch đen tại 8 xã phía Tây như: Kim Đồng, Cao Minh, Tân Tiến… Từ nền tảng đó, sau khi Nghị quyết 06 được ban hành, các cấp, ngành chức năng huyện tiếp tục định hướng người dân mở rộng diện tích, xây dựng các vùng sản xuất tập trung đối với các loại cây trồng chủ lực. Trong đó, vùng hồi được trồng chủ yếu ở các xã: Kim Đồng, Hùng Sơn, Đề Thám, Đào Viên, Tân Minh, Tri Phương, Quốc Khánh với hơn 2.000 ha; cây thạch đen trồng ở các xã Kim Đồng, Tân Tiến, Hùng Việt, Cao Minh, Chi Lăng với tổng 2.500 ha; vùng quế với diện tích 4.900 ha tại 7 xã: Kim Đồng, Tân Tiến, Cao Minh, Vĩnh Tiến…; cây quýt trồng tại các xã Chi Lăng, Tân Tiến, Kim Đồng, Chí Minh với 402 ha; vùng lúa bao thai hồng và lúa nếp cái ong vàng trồng ở một số xã với diện tích 69,83 ha.
Sau khi hình thành vùng sản xuất tập trung, hằng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện tổ chức tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật trồng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: phối hợp với cơ quan liên quan xây dựng mã số vùng trồng thạch đen, chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP; thực hiện mô hình hồi hữu cơ… Từ năm 2021 đến nay, huyện đã tập huấn, tuyên truyền lồng ghép kỹ thuật trồng, chăm sóc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất được trên 80 cuộc tại tất cả các xã, thị trấn. Nhờ đó, người dân nâng cao hiểu biết, có kiến thức áp dụng vào sản xuất.
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả mục tiêu nghị quyết đề ra, huyện đã chủ động kết nối, xây dựng mối liên kết sản xuất giữa người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tiêu biểu, năm 2020, UBND huyện đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế – hồi Việt Nam nhằm liên kết tiêu thụ sản phẩm cho người dân.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, Trưởng Phòng Dự án Công ty Cổ phần Sản xuất và xuất khẩu quế – hồi Việt Nam cho biết: Sau khi ký biên bản ghi nhớ hợp tác, chúng tôi cử chuyên gia đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch đảm bảo theo tiêu chuẩn hữu cơ hướng dẫn và bao tiêu toàn bộ sản phẩm vùng nguyên liệu hữu cơ cho người dân với 134,8 ha hồi và 276 ha quế tại xã Kim Đồng, Đề Thám. Ngoài vùng hữu cơ, công ty còn bao tiêu sản phẩm tại các xã khác trên địa bàn như: Chi Lăng, Tân Tiến, Cao Minh… Từ đầu năm 2022 đến nay, công ty đã bao tiêu 70 tấn hồi cho bà con nông dân.
Cùng với đó, đối với sản phẩm thạch đen, UBND huyện đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tư doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi về quy hoạch đất đai cho Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Đức Quý đầu tư nhà máy sơ chế thạch tại xã Kim Đồng. Theo đó, nhằm đảm bảo nguồn nguyên liệu, công ty ký kết bao tiêu thạch đen cho người dân, hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch thạch đảm bảo sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ông Lý Văn Chương, thôn Nà Nọng, xã Đề Thám cho biết: Mỗi năm, gia đình tôi trồng 3.000 m2 thạch đen. Trước đây, khi chưa thực hiện liên kết sản xuất, đầu ra sản phẩm bấp bênh. Năm 2021, tham gia dự án trồng thạch đen của xã và được cấp mã số vùng trồng, toàn bộ sản phẩm của gia đình được Công ty TNHH Sản xuất và Đầu tư Đức Quý thu mua, sản lượng 1 tấn, giá bán 20 nghìn đồng/kg, thu được 20 triệu đồng.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đến nay, Tràng Định là một trong những huyện tiêu biểu của tỉnh thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Cụ thế, đến nay, huyện đã xây dựng 3 chuỗi liên kết sản xuất tiêu biểu như: sản phẩm thạch đen thông qua liên kết doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, diện tích gần 514 ha; chuỗi liên kết sản phẩm lúa chất lượng cao, gạo đặc sản tiêu chuẩn VietGAP với 69,83 ha; chuỗi liên kết sản xuất hồi với trên 134 ha. Nhờ đó, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập của người dân, góp phần quan trọng thúc đẩy nông nghiệp huyện phát triển bền vững. Hiện thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt trên 42 triệu đồng/người/năm (tăng gấp 2,3 lần so với năm 2015).
Bà Nông Thị Kim Oanh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tràng Định