Thực phẩm giúp khỏe từ trong ra ngoài, không lo viêm loét dạ dày

Ngoài dùng thuốc theo y lệnh bác sĩ, những người đang khổ sở vì viêm loét dạ dày nên tận dụng táo, củ cải, súp lơ trắng... để chế biến món ngon, giảm đau triệt để.

 Viêm loét dạ dày là vết lở gây tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, xảy ra khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch axit tiêu hóa bị giảm. Điều này khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, gây loét.

Viêm loét dạ dày là vết lở gây tổn thương xuất hiện ở niêm mạc dạ dày, xảy ra khi lớp chất nhầy dày bảo vệ dạ dày khỏi dịch axit tiêu hóa bị giảm. Điều này khiến các axit tiêu hóa ăn mòn các mô lót dạ dày, gây loét.

Hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày bắt nguồn từ vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Để không phải khổ sở vì căn bệnh, ngoài việc dùng thuốc giảm axit và thuốc kháng sinh, chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh nên tận dụng triệt để lợi ích từ các nhóm thực phẩm ăn vào hàng ngày.

Hầu hết các trường hợp viêm loét dạ dày bắt nguồn từ vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Để không phải khổ sở vì căn bệnh, ngoài việc dùng thuốc giảm axit và thuốc kháng sinh, chuyên gia sức khỏe khuyên người bệnh nên tận dụng triệt để lợi ích từ các nhóm thực phẩm ăn vào hàng ngày.

Súp lơ trắng. Súp lơ là loại rau dễ kiếm, giá rẻ song lại được đánh giá rất cao nhờ chứa nhiều sulforaphane có tác dụng chống lại vi khuẩn H. Pylori. Bên cạnh ngăn ngừa loét dạ dày, súp lơ còn chứa nhiều vitamin C và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Súp lơ tốt nhất khi chế biến salad hoặc nấu tái.

Súp lơ trắng. Súp lơ là loại rau dễ kiếm, giá rẻ song lại được đánh giá rất cao nhờ chứa nhiều sulforaphane có tác dụng chống lại vi khuẩn H. Pylori. Bên cạnh ngăn ngừa loét dạ dày, súp lơ còn chứa nhiều vitamin C và chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa. Súp lơ tốt nhất khi chế biến salad hoặc nấu tái.

Bắp cải. Trong bắp cải chứa S-methyl methionine (còn được gọi là Vitamin U) giúp chữa lành vết loét dạ dày bằng cách kiềm hóa cơ thể và cân bằng nồng độ pH. Bắp cải cũng chứa axit amin glutamine có lợi trong việc điều trị vết loét. Sự hiện diện của chất này giúp chữa lành các lỗ chân lông hở bằng cách tăng cường lớp niêm mạc của ruột. Bạn nên chế biến salad hoặc uống nước ép.

Bắp cải. Trong bắp cải chứa S-methyl methionine (còn được gọi là Vitamin U) giúp chữa lành vết loét dạ dày bằng cách kiềm hóa cơ thể và cân bằng nồng độ pH. Bắp cải cũng chứa axit amin glutamine có lợi trong việc điều trị vết loét. Sự hiện diện của chất này giúp chữa lành các lỗ chân lông hở bằng cách tăng cường lớp niêm mạc của ruột. Bạn nên chế biến salad hoặc uống nước ép.

Củ cải. Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ kẽm cùng các khoáng chất khác. Giới chuyên môn khuyên nên cân nhắc ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.

Củ cải. Củ cải chứa chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và hấp thụ kẽm cùng các khoáng chất khác. Giới chuyên môn khuyên nên cân nhắc ăn củ cải trắng mỗi ngày để loại bỏ các nguyên nhân gây viêm niêm mạc dạ dày, khó tiêu và các vấn đề về dạ dày.

Táo. Táo cũng nằm trong danh sách thực phẩm tốt từ trong ra ngoài, giảm đau dạ dày. Nguyên nhân bởi táo chứa flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Táo. Táo cũng nằm trong danh sách thực phẩm tốt từ trong ra ngoài, giảm đau dạ dày. Nguyên nhân bởi táo chứa flavonoid có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Việt quất. Việt quất được khuyên ăn vào sáng sớm hoặc nửa cốc nhỏ buổi chiều để tận dụng tối đa lợi ích giảm đau dạ dày. Làm được điều này là nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường khả năng hồi phục vết loét.

Việt quất. Việt quất được khuyên ăn vào sáng sớm hoặc nửa cốc nhỏ buổi chiều để tận dụng tối đa lợi ích giảm đau dạ dày. Làm được điều này là nhờ các chất chống oxy hóa dồi dào góp phần cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường khả năng hồi phục vết loét.

Dâu tây. Các chất chống oxy hóa trong dâu tây được đánh giá có thể hoạt động như một lá chắn bảo vệ chống lại chứng viêm loét. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tăng cường niêm mạc dạ dày. Lượng ăn phù hợp là 1 cốc dâu tây mỗi ngày với ngũ cốc hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều.

Dâu tây. Các chất chống oxy hóa trong dâu tây được đánh giá có thể hoạt động như một lá chắn bảo vệ chống lại chứng viêm loét. Bên cạnh đó, nó còn hỗ trợ tăng cường niêm mạc dạ dày. Lượng ăn phù hợp là 1 cốc dâu tây mỗi ngày với ngũ cốc hoặc ăn nhẹ vào buổi chiều.

Cà rốt. Cà rốt cực có lợi trong việc tăng cường niêm mạc dạ dày. Chính sự hiện diện của Vitamin A trong cà rốt giúp ngăn ngừa loét dạ dày, viêm dạ dày và chứng khó tiêu. Khi chế biến, có thể luộc, ăn sống hoặc uống nước ép đều được.

Cà rốt. Cà rốt cực có lợi trong việc tăng cường niêm mạc dạ dày. Chính sự hiện diện của Vitamin A trong cà rốt giúp ngăn ngừa loét dạ dày, viêm dạ dày và chứng khó tiêu. Khi chế biến, có thể luộc, ăn sống hoặc uống nước ép đều được.

Sữa chua. Nhiều người mắc viêm loét dạ dày có xu hướng kiêng đồ chua song sữa chua là trường hợp ngoại lệ. Nó chứa nhiều probiotics, lactobacillus và acidophilus rất cần thiết để trị bệnh.

Sữa chua. Nhiều người mắc viêm loét dạ dày có xu hướng kiêng đồ chua song sữa chua là trường hợp ngoại lệ. Nó chứa nhiều probiotics, lactobacillus và acidophilus rất cần thiết để trị bệnh.

Ngoài các thực phẩm có lợi, chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh bệnh nhân nên hết sức thận trọng khi ăn đồ cay, socola, cà phê, cam quýt, rượu, thịt đỏ... nhằm tránh bệnh diễn biến trầm trọng.

Ngoài các thực phẩm có lợi, chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh bệnh nhân nên hết sức thận trọng khi ăn đồ cay, socola, cà phê, cam quýt, rượu, thịt đỏ... nhằm tránh bệnh diễn biến trầm trọng.

Mời độc giả xem video: Khởi tố nguyên giám đốc bệnh viện Bạch Mai. Nguồn VTV1.

Tâm An (Theo Boldsky)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoe-dep/thuc-pham-giup-khoe-tu-trong-ra-ngoai-khong-lo-viem-loet-da-day-1449761.html