Thực phẩm làm giảm quá trình trao đổi chất
Một số thực phẩm và thói quen ăn uống vô tình có thể ảnh hưởng không tốt đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể của bạn.
Đậu phộng và bơ đậu phộng
Trong đậu phộng có chứa nhiều lectin và a xít phytic, có liên quan đến hội chứng rò rỉ ruột, làm giảm sự trao đổi chất, nhạy cảm với thức ăn và dễ gây dị ứng đối với nhiều người. Hơn nữa, đậu phộng có chứa hàm lượng cao các a xít béo omega-6, có thể gây ra một số trường hợp viêm tấy nghiêm trọng khi không được trung hòa với các a xít béo omega-3, tương tự như bơ đậu phộng. Hãy chọn bơ hạt điều hay bơ hạnh nhân. Ăn hạt hạnh nhân, quả óc chó, quả hạch Brazil hay các loại hạt khác có nhiều chất dinh dưỡng, thay cho đậu phộng.
Nước trái cây
Trái cây có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng thường chứa nhiều đường và chất tạo ngọt. Để làm nước ép, người ta phải phân hủy trái cây, loại bỏ chất xơ và tiệt trùng ở nhiệt cao. Khi trái khô hoàn toàn, sẽ thêm đường, chất tạo ngọt, màu thực phẩm. Tốt nhất là, hãy chọn nước ép trái cây tươi hay nước dừa, thay cho loại chế biến sẵn.
Ảnh: americanenglish.edu.vn
Tiêu thụ nhiều chất bột đường tinh chế
Chất bột đường tinh chế khác với chất bột đường trong hạt nguyên cám, trái cây và rau củ. Loại tinh chế như bột mì và đường dễ tiêu hóa, nên cơ thể không cần sử dụng nhiều năng lượng để phân hủy. Còn ngũ cốc nguyên hạt, nhiều chất xơ làm tiêu hóa chậm, khiến cơ thể làm việc nhiều hơn để phân hủy chất dinh dưỡng. Các loại hạt nguyên cám, trái cây và rau củ giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất một cách tự nhiên. Ngược lại, loại đã tinh chế không tốt cho sự trao đổi chất.
Không ăn uống đầy đủ
Cơ thể cần calo để tăng cường hoạt động trao đổi chất và giảm cân. Không ăn uống đầy đủ hay ăn uống quá nhiều đều gây hại cho sự trao đổi chất. Nếu không ăn uống đầy đủ để các chức năng của cơ thể có thể hoạt động bình thường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ chậm lại và bắt đầu phân hủy calo để đốt cháy cơ bắp. Trong khi đó, cơ thể cần calo để cung cấp năng lượng, và nếu cơ thể không đủ khỏe, hoạt động trao đổi chất sẽ dừng lại. Để khắc phục tình trạng này, hãy duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý. Thử ăn các bữa nhỏ trong ngày để duy trì nguồn năng lượng ổn định, tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Ảnh: medicalnewstoday.com
Thiếu protein và chất sắt
Nghiên cứu cho thấy, có mối tương quan mật thiết giữa sự ổn định của quá trình trao đổi chất với lối sống lành mạnh và tiêu thụ nhiều protein. Hãy bảo đảm tiêu thụ đủ lượng protein trong mỗi bữa ăn và tập luyện thể dục đều đặn. Nếu mới bắt đầu tập luyện hay thay đổi chế độ ăn uống, tránh để tăng cân bằng cách bổ sung thêm protein vào các bữa ăn nhẹ trong ngày.
Chất sắt được tìm thấy trong thịt nạc và thực phẩm nguồn gốc từ thực vật như các loại đậu và rau bina. Để hoạt động trao đổi chất được suôn sẻ, hãy tiêu thụ những thực phẩm nhiều chất sắt, để cung cấp ô xy cho các cơ và tiêu hao chất béo.
Dùng đường bắp cao phân tử (gọi tắt là HFCS)
HFCS thường có trong nước xô đa, thức ăn nhanh, gia vị, kem và bánh quy. Đây là một trong những “thủ phạm” gây hại nhất cho trao đổi chất. Về lâu dài, HFCS gây tích tụ chất béo nhanh chóng trong cơ thể, và tăng nguy cơ dẫn đến hội chứng chuyển hóa.
Khác với loại đường thông thường, HFCS là một phân tử đường tự do và rất dễ hấp thu, mà cơ thể không cần mất nhiều “công sức” để phân hủy, nên làm chậm quá trình trao đổi chất. Điều quan trọng là tránh nhầm lẫn giữa đường HFCS với chất đường có trong trái cây, vì loại này thường có chứa nhiều chất xơ tiêu hóa chậm, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất trong cơ thể.
Uống nhiều thức uống chứa cồn
Nếu bạn thường xuyên uống rượu mỗi đêm trong tuần có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất. Khi dung nạp vào cơ thể, chất cồn gây cản trở việc đốt cháy các chất béo, giảm lượng chất béo được đốt cháy và làm chậm tiến trình trao đổi chất trong cơ thể. Uống nước lọc hay rượu vang đỏ vì rượu tốt cho sức khỏe của tim.