Thực tập sinh nhận lương 'khủng' ở công ty công nghệ
Nhiều người làm việc 10 năm cũng không thể chạm đến ngưỡng 1 tỷ đồng/năm. Thế mà chỉ trong đợt tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp của Tencent, người mới bước chân vào xã hội đã nhận được con số này.
Không lâu trước đây, bảng tuyển dụng của Tencent (công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc) dành cho sinh viên mới ra trường "gây sốt" khắp các mạng xã hội Trung Quốc.
Theo đó, chi tiết bảng tuyển dụng thể hiện mức lương hơn 400.000 NDT/năm (hơn 1,3 tỷ đồng), và con số này không chỉ dừng lại ở đó.
Công ty công nghệ tuyển dụng với "mức lương như trên trời"
Lương cơ bản 20.000 NDT/tháng (gần 68 triệu đồng) và số tháng được hưởng lương không chỉ 12 thông thường, mà là 16-18 tháng.
Phụ cấp tiền thuê phòng 4.000 NDT/tháng (hơn 13,5 triệu đồng). Hưởng cổ phiếu 60.000-100.000 NDT (hơn 200-340 triệu đồng). Ký hợp đồng chính thức được nhận thêm 30.000 NDT (hơn 100 triệu đồng).
Chỉ đãi ngộ phụ cấp tiền thuê nhà hằng tháng thôi cũng đủ khiến không ít người ngưỡng mộ.
Nhiều cư dân mạng đã đối chiếu với tình hình lương bổng của mình và rồi "không thể cầm được nước mắt":
"Thật sự mỗi người một cuộc sống. Tiền lương của tôi còn không cao bằng tiền phụ cấp nhà ở của người ta".
"Trước giờ chỉ nghĩ tiền lương của mình cũng ổn lắm rồi. Bây giờ mới biết, thật sự thế giới của mình quá nhỏ bé".
Không những thế, vốn dĩ công ty Tencent còn miễn phí bữa sáng ở canteen, buổi tối phát phiếu ăn nếu nhân viên có nhu cầu.
Tiêu chuẩn tiền lương và phúc lợi "nghịch thiên" này khiến người ta phải cảm khái: "Cuộc đời này thật bất công!".
Nhiều người làm việc 10 năm cũng không thể chạm đến ngưỡng 1 tỷ đồng/năm. Thế mà chỉ trong đợt tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp của Tencent, người mới bước chân vào xã hội đã nhận được con số này.
Không những thế, đãi ngộ, phúc lợi, sự quan tâm của công ty dành cho nhân viên cũng khiến nhiều công ty khác phải hổ thẹn.
Thực tập sinh mới ra trường nhận công việc lương cao là không công bằng?
Thực tập sinh với nickname "Ziyuwang" đã ghi lại một ngày làm việc ở Tencent như sau:
8h tập thể dục thể thao xong, tan ca, kết thúc một ngày làm việc hoàn chỉnh.
Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ xe đưa rước nhân viên, hỗ trợ 90% tiền khám bệnh...
Chàng trai thực tập sinh "Ziyuwang" đã nói lên ý kiến sau khi nghe nhiều cư dân mạng cảm thán Tencent quá mức đề cao chuyện ăn uống của nhân viên:
"Phúc lợi chân chính của các công ty lớn không phải ở chuyện ăn uống, mà là rèn luyện con người, khiến chúng tôi trưởng thành. Tencent không để nhân viên phải ngồi mát ăn bát vàng. Ngay cả thực tập sinh mới ra trường như tôi cũng phải một mình phụ trách dự án.
Mỗi năm cung cấp những khóa đào tạo phong phú, giúp bạn tiếp xúc với những người tài giỏi, hướng dẫn định hướng tương lai một cách rõ ràng. Tiền lương ở các công ty này cũng không cần phải nói nhiều. Bỏ ra 3-5 năm cực khổ, cuối cùng cũng nhận được những gì xứng đáng mà thôi. Hơn nữa, làm việc ở những nơi này giúp bạn mở rộng nhiều mối quan hệ giá trị, trở nên vững vàng trong chốn công sở khắc nghiệt".
Người tài giỏi đầu cơ vào công ty lớn, dựa vào tích lũy kinh nghiệm để không ngừng thăng tiến, ngày càng ưu tú hơn.
Đây chính là thời đại những nhân tài chất lượng cao được đền đáp đúng với giá trị của họ. Các công ty cũng không hề cho đi vô ích, mà phải nhận về tương ứng.
Bạn thắc mắc vì sao có người hưởng lương cao, đại ngộ khiến ai cũng ngưỡng mộ. Câu trả lời rất đơn giản, chỉ là vì họ xứng đáng!
"Nếu không thể chịu được cái khổ của việc học thì đành phải ngậm ngùi nuốt vào cái đắng của cuộc sống"
Đãi ngộ ở những công ty lớn được nhiều người trầm trồ, vậy thì ở những nơi không được như vậy thì sao?
Những "đãi ngộ" kỳ lạ ở một số công ty Trung Quốc phải khiến bạn mở mang tầm mắt.
Có công ty vì không muốn nhân viên sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh nên đã lắp đặt thiết bị ngắt sóng. Vì không để nhân viên hoang phí thời gian trong nhà vệ sinh quá lâu nên đã lắp đặt hệ thống cảnh báo tia hồng ngoại, cứ mỗi 10 phút thì cửa buồng vệ sinh tự động mở.
Các nhà tư bản luôn muốn bòn rút từng phút từng giây của nhân công nên đã nghĩ ra rất nhiều tuyệt chiêu, không từ mọi thủ đoạn.
Nhóm nhân viên không thể hoàn thành KPI nên đã bị cấp trên chửi mắng trước mặt đồng nghiệp một cách thậm tệ, thậm chí còn "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay".
Đối với những công ty này, nhân viên đã không còn thứ gọi là tôn nghiêm và tự trọng. Họ đã trở thành nô lệ của nhà tư bản thực thụ.
Không thể phủ nhận! Yêu cầu đầu vào càng thấp, tính chất công việc càng oái oăm, cạnh trang càng kịch liệt.
Thật sự rất đúng với câu: Nếu không thể chịu được cái khổ của việc học thì đành phải ngậm ngùi nuốt vào cái đắng của cuộc sống.
Sinh viên mới tốt nghiệp nhận công việc với mức lương 1 tỷ đồng/năm ở Tencent hầu như đều đến từ các trường danh giá. Thành quả cho thực lực của họ chính là mức lương cao, nhận được phúc lợi và đãi ngộ ai cũng ngưỡng mộ.
Những ai không có tri thức hoặc ít nhất sở hữu 1 kỹ năng nào đó thì khi bước vào xã hội chỉ có thể đối mặt với hiện thực tàn khốc của cuộc đời.
(Nguồn: Zhihu)