Thuốc điều trị bệnh thương hàn

Theo các bác sĩ, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh thương hàn nhằm diệt mầm bệnh, tránh trở thành người mang mầm bệnh, giảm tỷ lệ mắc, phòng biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

1. Thuốc điều trị bệnh thương hàn phổ biến

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn nhằm diệt mầm bệnh, tránh trở thành người mang mầm bệnh, giảm tỷ lệ mắc, phòng biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

NỘI DUNG::

1. Thuốc điều trị bệnh thương hàn phổ biến

2. Tác dụng của các thuốc điều trị bệnh thương hàn

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn

4. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh thương hàn

5. Nguyên tắc điều trị bệnh thương hàn

Các thuốc điều trị bệnh thương hàn gồm:

Fluoroquinolone.

Cephalosporin thế hệ 3.

Furazolidone.

Azithromycin.

Cefuroxim.

2. Tác dụng của các thuốc điều trị bệnh thương hàn

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn nhằm diệt mầm bệnh, tránh trở thành người mang mầm bệnh, giảm tỷ lệ mắc, phòng biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn nhằm diệt mầm bệnh, tránh trở thành người mang mầm bệnh, giảm tỷ lệ mắc, phòng biến chứng, giảm tỷ lệ tử vong.

Sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn nhằm:

Các thuốc kháng sinh được chọn lựa điều trị thương hàn có hiệu lực cao trong tiêu diệt vi khuẩn, giảm triệu chứng từ đó giảm biến chứng.

Cải thiện tiên lượng cho bệnh nhân, đồng thời ngăn ngừa tái phát.

Giảm tình trạng người lành mang mầm bệnh, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng.

Dùng sớm liều cao dexamethasone giảm được tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân thương hàn nặng (viêm não, viêm cơ tim, trụy tim mạch, nhiễm độc...), corticoid không tăng tỷ lệ biến chứng, không tăng người mang mầm bệnh, hoặc tái phát bệnh ở những người sống sót.

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn

Một số tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc điều trị bệnh thương hàn như:

Kháng sinh nhóm quinolon thường không được chỉ định cho trẻ em, đặc biệt trẻ dưới 12 tuổi do có các tác dụng phụ lên sụn tiếp hợp giữa các xương gây ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, đặc biệt khi dùng liều cao và kéo dài.

Ngoài ra còn một số tác dụng phụ khác như gây mất ngủ, rối loạn tâm thần kinh, đứt gân Achile.

Như những corticoid khác, dexamethasone là thuốc kháng viêm có thể làm tăng nguy cơ loét dạ dày và chảy máu, suy giảm miễn dịch, tăng huyết áp.

4. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh thương hàn

Một số lưu ý:

Mọi thuốc đều có nguy cơ dị ứng và nhiều tác dụng phụ khác, cần theo dõi và hướng dẫn cho người nhà bệnh nhân cách theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời.

Vi khuẩn có thể kháng thuốc kháng sinh được chọn lựa, điều trị cần đánh giá khả năng kháng thuốc để có những thay đổi kịp thời nhằm đạt được mục đích điều trị.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn cần theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời.

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thương hàn cần theo dõi để phát hiện và xử lý kịp thời.

5. Nguyên tắc điều trị bệnh thương hàn

Nên bắt đầu điều trị bệnh thương hàn bằng kháng sinh sớm sau khi cấy máu:

Fluoroquinolone và cephalosporin thế hệ 3 là thuốc chọn lựa điều trị thương hàn do hiệu lực cao, tái phát và tồn tại tình trạng người lành mang mầm bệnh thấp trong hoàn cảnh có nhiều dòng vi khuẩn đa kháng kháng sinh.

Trẻ em có thể mắc các chủng vi khuẩn thương hàn đa kháng, cephalosporin thế hệ 3 là thuốc chọn lựa nếu tránh dùng fluoroquinolone (mặc dù ciprofloxacin đang được dùng khá phổ biến khi trẻ em mắc thương hàn).

Có thể thay thế bằng furazolidone, azithromycin, cefuroxim cũng được dùng để điều trị thương hàn cho trẻ em.

Thời gian dùng thuốc: 10 - 14 ngày. Không thấy tái phát, không có người mang mầm bệnh, trường hợp sỏi mật hoặc tiết niệu có thể dùng đến 3 tuần.

Bệnh nhân thương hàn nặng có thể chỉ định liều cao dexamethasone. Liều người lớn: Lúc đầu 3 mg/kg (uống, tiêm bắp, tĩnh mạch), sau 8 giờ 1 mg/kg và cứ 6 giờ/lần trong 3 ngày.

Can thiệp phẫu thuật khi thủng ruột.

ThS.BS Phan Từ Khánh Phương

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-dieu-tri-benh-thuong-han-169241012161502084.htm