Thuốc và các phương pháp điều trị tiêu chảy nhiễm trùng

Tiêu chảy nhiễm trùng và cách điều trị là mối quan tâm của nhiều người, nhất là những gia đình có trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch yếu hoặc đang sinh sống tại khu vực có vệ sinh kém.

Tiêu chảy nhiễm trùng là bệnh cảnh tiêu chảy do tác nhân không xâm lấn (virus và vi trùng không xâm lấn) hoặc tác nhân xâm lấn (vi trùng xâm lấn hoặc lỵ amip) gây nên.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới: tiêu chảy là tiêu phân lỏng không thành khuôn nhiều hơn hoặc bằng 3 lần trong vòng 24 giờ.

NỘI DUNG::

Một số phương pháp điều trị có thể tham khảo như sau:

1. Bù nước – điện giải

2. Kháng sinh

3. Các thuốc phụ trợ tiêu chảy

4. Dinh dưỡng

5. Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh tiêu chảy nhiễm trùng?

5.1. Phòng ngừa bệnh

5.2. Chăm sóc khi mắc bệnh

– Các loại tiêu chảy:

+ Tiêu chảy cấp: tiêu chảy trong vòng 2 tuần, thường do tác nhân vi sinh vật (chủ yếu là virus và vi trùng).

+ Tiêu chảy kéo dài: tiêu chảy hơn 2 tuần, thường do vi trùng khó điều trị hoặc do ký sinh trùng.

+ Tiêu chảy mạn tính: tiêu chảy quá 4 tuần (thường có nhiều đợt trong năm).

Người mắc bệnh có cảm giác đau bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng.

Người mắc bệnh có cảm giác đau bụng, buồn nôn, ăn không ngon miệng.

Phần lớn những bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng do virus với biểu hiện đặc trưng là tiêu chảy có khả năng tự biến mất mà không cần điều trị. Việc người bệnh bị tiêu chảy do virus cần phải thực hiện ngay là phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách bù dung dịch điện giải như oresol.

Nếu cơ thể bị mất quá nhiều nước, người bệnh cần phải được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được truyền nước. Do trong quá trình người bệnh bị tiêu chảy hoặc lúc cơ thể bị nôn, sốt sẽ gây mất nước.

Nếu tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định làm một số xét nghiệm. Thông thường người bị tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra sẽ được chỉ định xét nghiệm mẫu phân.

Nếu bệnh nhân là trẻ em thì cần phải chăm sóc đặc biệt hơn.

Khi bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng nặng, người bệnh có thể sẽ phải nằm viện để truyền dịch tĩnh mạch, dùng thuốc kháng sinh hoặc các phương pháp điều trị khác. Thường thì người bệnh sẽ mất một vài tuần để cơ thể được hồi phục lại.

Phụ thuộc vào loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định nên dùng loại thuốc nào cho phù hợp.

Một số phương pháp điều trị có thể tham khảo như sau:

1. Bù nước – điện giải

Tùy thuộc mức độ mất nước:

- Mất nước nặng: truyền tĩnh mạch.

Bù điện giải rất quan trọng khi điều trị tiêu chảy nhiễm trùng.

Bù điện giải rất quan trọng khi điều trị tiêu chảy nhiễm trùng.

- Mất nước trung bình: uống ORS; truyền dịch khi ói nhiều hoặc không đảm bảo uống đủ.

- Mất nước nhẹ: uống ORS và nước chín theo nhu cầu.

- Cách tính lượng dung dịch nước điện giải cần bù cho lượng đã thiếu hụt ở trẻ tiêu chảy cấp:

+ Mất nước trung bình: 30 – 80 ml/kg thể trọng trong 4 – 6 giờ.

+ Mất nước nặng: 100 ml/kg thể trọng trong 4 – 6 giờ.

- Cách tính lượng ORS duy trì:

+ 10kg thể trọng đầu tiên: 100 ml/kg/24 giờ.

+ 10kg thể trọng tiếp theo: thêm 50 ml/kg/ngày.

+ Hơn 20 kg thể trọng: thêm 20 ml/kg/ngày.

Ví dụ: trẻ 22kg cần lượng dịch duy trì là: (10 x 100) + (10 x 50) + (2 x 20) = 1540 ml/24 giờ.

Lượng nước tiếp tục mất (on – going loss): thêm 10 ml/kg cho mỗi lần trẻ đi cầu lỏng hoặc ói.

Chú ý: Bộ Y tế khuyến cáo, dùng dung dịch ORS có áp suất thẩm thấu 245 mmol/L thay vì 311 mmol/L như dung dịch ORS cổ điển. Dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp (low osmolarity ORS) chứa Glucose 13,5 g/L, Natri clorid 2,6 g/L, Kali clorid 1,5 g/L, Trisodium dehydrate citrate 2,9 g/L (WHO – 2005), trên thị trường là gói Hydrite hoặc Oresol New. Mỗi gói pha 200ml nước chín nguội.

2. Kháng sinh

Chỉ định

- Tiêu toàn nước: không dùng kháng sinh, ngoại trừ trường hợp nghi dịch tả.

- Trẻ nhỏ tiêu chảy + co giật (mà không có tiền sử sốt) thường do Shigella gây ra: dùng kháng sinh.

- Tiêu đàm máu đại thể:

+ Có sốt dùng kháng sinh.

+ Không sốt: người lớn điều trị lỵ amip (chú ý cơ địa có bệnh nền mạn tính hoặc >60 tuổi cân nhắc dùng kháng sinh); trẻ em điều trị như lỵ trực trùng; soi phân có E.histolytica: điều trị như amip.

Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân bị tiêu chảy nhiễm trùng cần dùng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ.

- Tiêu đàm máu vi thể: có hồng cầu và nhiều bạch cầu trong phân: dùng kháng sinh.

Kháng sinh được dùng tùy thuộc tính nhạy cảm của vi trùng gây bệnh (chủ yếu là Shigella), có thể thay đổi theo từng địa phương và từng thời điểm. Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phụ cận có Shigella đa kháng có thể dùng quinolone hoặc ceftriaxone (nếu tình trạng nặng). Theo dõi đáp ứng với kháng sinh sau 48 giờ, nếu không cải thiện rõ thì cần xem xét lại chẩn đoán hoặc đổi kháng sinh.

3. Các thuốc hỗ trợ trị tiêu chảy

- Kẽm (Zinc) nguyên tố 20mg/ngày cho trẻ 6 tháng tuổi trở lên, 10mg/ngày cho trẻ dưới 6 tháng, uống trong và sau khi điều trị tiêu chảy (tổng cộng 14 ngày) để giảm mức độ nặng, rút ngắn thời gian tiêu chảy và ngừa tiêu chảy trong 3 tháng sau đó.

- Các men vi sinh Probiotic (Lactobacillus hoặc Saccharomyces) có thể dùng trong trường hợp tiêu chảy không đàm máu hoặc tiêu chảy liên quan đến kháng sinh để rút ngắn thời gian tiêu chảy.

- Thuốc kháng tiết Racecadotril có thể dùng trong những trường hợp tiêu chảy do cơ chế xuất tiết.

- Các thuốc giảm nhu động ruột (loperamide) và thuốc chống ói (domperidone, ondansetron) chưa đủ bằng chứng có hiệu quả để dùng cho trẻ em.

4. Dinh dưỡng

- Trẻ bú mẹ: tiếp tục bú mẹ.

- Trẻ bú bình: tiếp tục bú bình sau khi bù dịch được 4 – 6 giờ.

- Trẻ ăn dặm: tiếp tục ăn dặm, bớt thức ăn nhiều mỡ và đường.

- Trường hợp trẻ bú bình tiêu phân toàn nước vẫn còn tiêu lỏng sau 5 ngày điều trị: có thể khuyến cáo đổi sang dùng sữa không lactose.

5. Phòng ngừa và chăm sóc người bệnh tiêu chảy nhiễm trùng?

5.1. Phòng ngừa bệnh

– Đối với cộng đồng:

+ Cung cấp nước sạch để mọi người đều được dùng nước sạch trong sinh hoạt và ăn uống.

+ Vệ sinh môi trường, quản lý chất thải một cách hiệu quả. Có nhà tiêu đúng quy cách để không còn tình trạng phóng uế ra môi trường, ngừa lây lan nhiễm trùng qua nước.

Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để bảo bản thân mình.

Hãy rửa tay bằng xà phòng thường xuyên để bảo bản thân mình.

– Đối với cá nhân:

+ Ăn chín uống sôi.

+ Đậy thức ăn, tránh ruồi nhặng.

+ Rửa tay với nước và xà phòng.

+ Tiêm vaccine phòng ngừa: Rotavirus (chỉ dùng cho trẻ em), vaccine tả (cho người lớn và trẻ em từ 2 tuổi trở lên).

5.2. Chăm sóc khi mắc bệnh

– Không nhịn ăn, chia nhiều bữa nhỏ, ăn từ lỏng chuyển sang đặc, uống càng nhiều nước càng tốt (có thể uống thêm nước gạo rang, nước khoáng, nước trái cây), tăng cường protein từ các loại thịt, tăng cường vitamin các loại, bổ sung thức ăn nhiều probiotic và kali như: sữa chua, chuối …

– Tránh ăn chất xơ không hòa tan (rau cần tây, giá đỗ,…), thức ăn chưa nấu chín, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có gas hoặc chất kích thích.

– Vận động nhẹ nhàng, tránh vận động nặng ngay sau khi ăn.

– Giữ vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường.

– Theo dõi tình trạng đau bụng, nôn, tình trạng đi cầu và các dấu hiệu bất thường (mất nước, sốc,…).

BSCKI Phạm Thị Hồng Lam

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/thuoc-va-cac-phuong-phap-dieu-tri-tieu-chay-nhiem-trung-1692406280617334.htm