Thường trực HĐND tỉnh giám sát thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Ngày 26/5, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức giám sát kết quả thực hiện công tác cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 đối với UBND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Trưởng đoàn chủ trì buổi giám sát. Làm việc với đoàn có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh.

 Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát. Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số điểm PCI là 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020 và thấp hơn 7,58 điểm so với tỉnh ở vị trí trung vị, đứng ở vị trí thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Kết quả cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng. Có 7/10 chỉ số thành phần giảm cả điểm và thứ hạng, 1 chỉ số không cải thiện điểm số, tăng 4 bậc nhưng vẫn đứng tốp cuối, 2 chỉ số cải thiện điểm số nhưng giảm thứ hạng. Phân tích 10 chỉ số thành phần, báo cáo của UBND tỉnh cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị đối với thực hiện các chỉ số thành phần trong chỉ số PCI. Lý giải về chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, báo cáo của UBND tỉnh chỉ ra 15 hạn chế, yếu kém. Trong đó:Nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nhà ở, bất động sản, đẩt đai môi trường… tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể và thống nhất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ yêu cầu của dự án; các khu cụm công nghiệp được quy hoạch của tỉnh chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm; hồ sơ tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện còn thấp; người đứng đầu một số sở, ngành và các địa phương chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc triển khai nhiệm vụ về cải thiện PCI; việc rà soát, xây dựng cắt giảm thủ tục hành chính chưa thực chất; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc... Thảo luận tại buổi giám sát, thành viên đoàn đồng tình đánh giá báo cáo của UBND tỉnh đã phản ánh rất rõ tình hình môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, nhìn nhận thẳng thắng đến từng chỉ tiêu nhỏ, trách nhiệm từng đơn vị được phân công nhiệm vụ. Bên cạnh đó các đại biểu cho rằng,công tác phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, chưa rõ trách nhiệm ngành nào xử lý chính, ngành nào phối hợp; chất lượng công vụ hạn chế, thậm chí một bộ phận còn có sự nhũng nhiễu. Các đại biểu chỉ rõ "điểm nghẽn” về thủ tục hành chính, trong đóthủ tục về đất đai là một trong những cản trở cải thiện môi trường đầu tư. Trao đổi về những giải pháp trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, tỉnh cần quan tâm sát sao công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành. Có hay không câu chuyện tiền hậu bất nhất, phân biệt doanh nghiệp; có hay không thực trạng chính quyền chạy theo quy hoạch, quy hoạch chạy theo doanh nghiệp… Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống hành chính trên dưới thông suốt từ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đến cách thức tổ chức thực hiện; công tác hỗ trợ doanh nghiệp cần đi vào thực chất, hiệu quả hơn, phát huy vai trò của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và đánh giá chất lượng doanh nghiệp của tỉnh hiện nay... Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh đánh giá rõ hơn nữa 15 khó khăn, vướng mắc, hạn chế yếu kém và bổ sung thêm nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trong 18 giải pháp, cần nêu rõ các giải pháp liên quan đến hành lang pháp lý, công tác cán bộ, công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và quy chế phối hợp giữa các sở, ngành. Rà soát tất cả các khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để đề xuất những giải pháp tháo gỡ. Đ.H

Đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh phát biểu kết luận buổi giám sát. Theo báo cáo của UBND tỉnh, năm 2021, chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình thuộc nhóm điều hành thấp với tổng số điểm PCI là 57,16 điểm, thấp hơn 5,64 điểm so với năm 2020 và thấp hơn 7,58 điểm so với tỉnh ở vị trí trung vị, đứng ở vị trí thứ 62 so với cả nước và giảm 18 bậc so với năm trước. Kết quả cải thiện môi trường cạnh tranh của tỉnh không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Chỉ số PCI giảm sâu cả về điểm số và thứ hạng. Có 7/10 chỉ số thành phần giảm cả điểm và thứ hạng, 1 chỉ số không cải thiện điểm số, tăng 4 bậc nhưng vẫn đứng tốp cuối, 2 chỉ số cải thiện điểm số nhưng giảm thứ hạng. Phân tích 10 chỉ số thành phần, báo cáo của UBND tỉnh cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị đối với thực hiện các chỉ số thành phần trong chỉ số PCI. Lý giải về chỉ số năng lực cạnh tranh tỉnh Hòa Bình không đạt mục tiêu kế hoạch đề ra, báo cáo của UBND tỉnh chỉ ra 15 hạn chế, yếu kém. Trong đó:Nhiều văn bản pháp luật mới liên quan đến các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, nhà ở, bất động sản, đẩt đai môi trường… tuy nhiên hệ thống văn bản pháp luật chưa có quy định cụ thể và thống nhất; công tác bồi thường giải phóng mặt bằng còn chậm tiến độ yêu cầu của dự án; các khu cụm công nghiệp được quy hoạch của tỉnh chưa hoàn thành công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; hoạt động đầu tư, nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp còn chậm; hồ sơ tổ chức, cá nhân lựa chọn hình thức nhận kết quả qua dịch vụ bưu điện còn thấp; người đứng đầu một số sở, ngành và các địa phương chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt việc triển khai nhiệm vụ về cải thiện PCI; việc rà soát, xây dựng cắt giảm thủ tục hành chính chưa thực chất; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu tinh thần trách nhiệm trong giải quyết công việc... Thảo luận tại buổi giám sát, thành viên đoàn đồng tình đánh giá báo cáo của UBND tỉnh đã phản ánh rất rõ tình hình môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, nhìn nhận thẳng thắng đến từng chỉ tiêu nhỏ, trách nhiệm từng đơn vị được phân công nhiệm vụ. Bên cạnh đó các đại biểu cho rằng,công tác phối hợp giữa các sở, ngành chưa hiệu quả, chưa rõ trách nhiệm ngành nào xử lý chính, ngành nào phối hợp; chất lượng công vụ hạn chế, thậm chí một bộ phận còn có sự nhũng nhiễu. Các đại biểu chỉ rõ "điểm nghẽn” về thủ tục hành chính, trong đóthủ tục về đất đai là một trong những cản trở cải thiện môi trường đầu tư. Trao đổi về những giải pháp trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng, tỉnh cần quan tâm sát sao công tác quản lý, lãnh đạo, điều hành. Có hay không câu chuyện tiền hậu bất nhất, phân biệt doanh nghiệp; có hay không thực trạng chính quyền chạy theo quy hoạch, quy hoạch chạy theo doanh nghiệp… Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống hành chính trên dưới thông suốt từ quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đến cách thức tổ chức thực hiện; công tác hỗ trợ doanh nghiệp cần đi vào thực chất, hiệu quả hơn, phát huy vai trò của Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và đánh giá chất lượng doanh nghiệp của tỉnh hiện nay... Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh đánh giá rõ hơn nữa 15 khó khăn, vướng mắc, hạn chế yếu kém và bổ sung thêm nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém. Trong 18 giải pháp, cần nêu rõ các giải pháp liên quan đến hành lang pháp lý, công tác cán bộ, công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và quy chế phối hợp giữa các sở, ngành. Rà soát tất cả các khó khăn, vướng mắc về các thủ tục để đề xuất những giải pháp tháo gỡ. Đ.H

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/11/166404/thuong-truc-hdnd-tinh-giam-sat-thuc-hien-cong-tac-cai-thien-moi-truong-dau-tu-kinh-doanh-va-nang-cao-chi-so-nang-luc-canh-tranh-cap-tinh.htm