Thường xuyên cập nhật và chuyển tải thông tin bão đến tàu thuyền, nhân dân

Chiều 21-12, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức họp triển khai công tác theo dõi, ứng phó cơn bão số 14. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Vĩnh chủ trì cuộc họp.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Lúc 10 giờ sáng ngày 21-12, bão số 14 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có tâm cách Huyền Trân khoảng 270 km về phía Đông Đông Bắc.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 60 km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 80 km tính từ tâm ATNĐ.

Theo nhận định của Đài Khí tượng Thủy văn Nam bộ, dự báo trong 24 giờ tới, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10 - 15 km.

Đến 10 giờ ngày 22-12, tâm ATNĐ cách Huyền Trân khoảng 100 km về phía Tây Tây Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40 - 50 km/giờ), giật cấp 8.

Vùng nguy hiểm do bão trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 7,0 đến 11,0 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 108,0 đến 114,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh và đồng chí Trần Văn Dũng đến kiểm tra tiến độ thi công công trình phòng, chống xói lở đê biển Gò Công tại xã Tân Thành.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh và đồng chí Trần Văn Dũng đến kiểm tra tiến độ thi công công trình phòng, chống xói lở đê biển Gò Công tại xã Tân Thành.

Trong 24 - 48 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km và suy yếu dần thành một vùng áp thấp.

Đến 10 giờ ngày 23-12, trung tâm vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Sóc Trăng đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất trung tâm vùng áp thấp mạnh dưới cấp 6 (dưới 40 km/giờ).

Vùng biển phía Tây khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 9; biển động mạnh; sóng biển cao từ 4 - 6 m. Như vậy, bão số 14 có khả năng không đổ bộ vào tỉnh, nhưng hoàn lưu của bão có khả năng ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, sau khi nhận được các bản tin ATNĐ, Ban Chỉ huy đã chuyển các bản tin đến Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Chi cục Thủy sản và các địa phương có phương tiện đánh bắt thủy sản để thông báo kịp thời cho các thuyền trưởng, chủ tàu thuyền hoạt động nghề cá biết diễn biến, hướng đi của bão để tránh khỏi vùng nguy hiểm.

Toàn tỉnh có 1.459 tàu thuyền đăng ký hoạt động với 10.319 người, trong đó, tàu hoạt động xa bờ là 1.092 phương tiện với 9.064 người.

Hiện có 357 tàu với 1.714 người đã vào bờ hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn; có 1.102 tàu đang hoạt động trên biển đã liên lạc được, ở ngoài vùng nguy hiểm.

Đồng thời, yêu cầu các ngành liên quan và địa phương chuẩn bị phương án, thực hiện một số công việc để ứng phó với ATNĐ.

Đến thời điểm này, các ngành chức năng và địa phương đã chủ động triển khai các giải pháp và sẵn sàng ứng phó với ATNĐ.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh và đồng chí Trần Văn Dũng đến kiểm tra tiến độ thi công công trình phòng, chống xói lở đê biển Gò Công tại xã Tân Điền.

Đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh và đồng chí Trần Văn Dũng đến kiểm tra tiến độ thi công công trình phòng, chống xói lở đê biển Gò Công tại xã Tân Điền.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị ứng phó với bão của các ngành và địa phương.

Đồng thời, yêu cầu các ngành và địa phương thường xuyên cập nhật và chuyển tải thông tin bão đến các phương tiện tàu thuyền, nhân dân để chủ động phòng tránh và ứng phó.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, địa phương và các ngành đảm bảo trực 24/24 giờ đến khi kết thúc hoàn lưu của bão.

Với dự báo khả năng xuất hiện mưa trên địa bàn tỉnh, đối với khu vực Ngọt hóa Gò Công hiện đang tích nước, các ngành và địa phương cần có biện pháp chống úng cho trà lúa đông xuân; có giải pháp để bảo vệ thi công đối với các công trình phòng, chống thiên tai đang thi công…

Chiều cùng ngày, đồng chí Nguyễn Văn Vĩnh và đồng chí Trần Văn Dũng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các ngành đến kiểm tra tiến độ thi công các công trình phòng, chống xói lở đê biên Gò Công tại xã Tân Thành và Tân Điền (huyện Gò Công Đông).

M. THÀNH

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/kinh-te/202012/thuong-xuyen-cap-nhat-va-chuyen-tai-thong-tin-bao-den-tau-thuyen-nhan-dan-916365/