Thủy điện nhỏ ở Lào Cai xả lũ không thông báo
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý về mưa lớn sau bão số 2, có thể gây lũ quét, sạt lở, nhất là với hệ thống thủy diện nhỏ, hồ chứa thủy lợi ở khu vực phía Bắc, bởi, mới đây có thủy điện nhỏ ở Lào Cai xả lũ nhưng không thông báo, rất nguy hiểm.
Sáng 4/7, tại cuộc họp ứng phó mưa lũ sau bão, mưa cấp tập cục bộ, Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai cho biết, bão số 2 đã đổ bộ vào khu vực đất liền Hải Phòng-Nam Định khoảng 4-5 giờ sáng nay với gió cấp 5-6, giật cấp 7-8. Sau đó, bão tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần.
Bão đã gây mưa lớn ở khu vực Nghệ An, Thanh Hóa. Riêng tại Thanh Hóa mưa lớn gây sập một phần cầu Yên Hòa tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, làm 2 người bị chết, 3 người bị thương khi tham gia giao thông vào đêm và sáng ngày 4/7.
Ngoài ra, do mưa lớn hồ Đồng Chùa ở huyện Tĩnh Gia (1,88 triệu m3) đã đầy nước và đang xả tràn. Đang lưu ý trong khu vực này 51 hồ đang thi công, trong đó những này cũng đang thuộc diện xung yếu.
Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp lưu ý, tuy bão tán, nhưng mưa sau bão rất lớn, đặc biệt là mưa cục bộ.
Trong đó, lượng mưa lớn nhất là ở Tĩnh Gia (Thanh Hóa) lên tới hơn 500 mm, làm sập cầu ở xã Hữu Hòa, gây tai nạn làm 2 người đi đường bị bị chết thương tâm nói trên.
“Ngày ra, do mưa lớn hồ Đồng Chùa dung tích không lớn 1,88 triệu m3, có thời điểm lũ lên cao hơn mức thiết kế 80 cm, rất gây nguy hiểm. Rất máy đến sáng nay nước đã rút, và dưới mức thiết kế”, ông Hiệp nói.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT cũng cho biết, từ chiều 4/7 đến sáng 5/7 là cao đợt mưa cao điểm và mưa sẽ lan rộng ra khu vực Đồng bằng sông Hồng, miền núi phía Bắc, trong đó trọng tâm là Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La. Mưa bình quân chỉ 50-80mm, nhưng nguy hiểm là mưa cục bộ. Vùng giáp ranh Thanh Hóa và Nghệ An dự báo hôm nay cũng mưa rất lớn.
Lưu ý nguy cơ lũ quét, sạt lở, nhất là các địa phương về hồ chứa, thủy điện nhỏ phải đảm bảo an toàn, Thứ trưởng Hiệp cho biết, mới đây, một thủy điện nhỏ ở Lào Cai, do địa phương quản lý, khi xả lũ đã không thông báo.
Đặc biệt, tại khu vực Thanh Hóa có nhiều hồ chứa nhỏ, mưa lớn, nhất là 51 hồ đang sửa chữa, là những hồ xung yếu có nguy cơ về mất an toàn nên phải có phương án cao cao hơn các hồ khác.
Bộ GTVT và các địa phương cần đảm bảo tuyệt đối cho giao thông, đặc biệt là khu vực đường sắt ở Nghệ An-Thanh Hóa, đường bộ ở phía tây Nghệ An, Thanh Hóa và miền núi phía Bắc.
Ông Hiệp đề nghị cơ quan dự báo khí tượng tập trung, thông tin dự báo cục bộ chính xác hơn để phục công tác chỉ đạo, “chứ dự báo, cảnh báo chung chung cả vùng, cả tỉnh thì rất khó”.
Theo ông Hiệp, ở trên biển dù bão đã qua, nhưng gió vẫn lớn, cần kiểm soát tàu thuyền ra khơi, đặc biệt là khách du lịch hiếu kỳ xem sóng, gió.
“Vừa rồi có 1.600 du khách trên đảo Cô Tô, Quảng Ninh, lúc yêu cầu vào bờ thì một nửa xin ở lại để họ trải nghiệm bão. Điều này rất nguy hiểm và đề nghị các địa phương kiểm soát chặt chẽ”, ông Hiệp nói.